Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Lịch sử các giải vô địch khiêu vũ thế giới

Khiêu vũ quốc tế

Điều hành viên: docco

Lịch sử các giải vô địch khiêu vũ thế giới

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng bảy 15, 2012, 8:25 pm



LICH SỬ GIẢI VÔ ĐỊCH KHIÊU VŨ THẾ GIỚI

Những năm bắt đầu thế kỷ 20 là những năm có nhiều phát triển nhất của các phong trào thể thao và nghệ thuật thế giới. Thời gian này là kỷ nguyên của các phong trào thể thao, đánh dấu bằng việc ra đời của nhiều tổ chức thể thao quốc gia và quốc tế. Olympic đã được hình thành năm 1894 và 2 năm sau thì các trò chơi Olympic đầu tiên đã diễn ra. Khiêu vũ cũng có rất nhiều phát triển trong khoảng thời gian này. Từ những giải đấu phong trào hàng tuần để giải trí của tầng lớp lao động ngoại ô London vào những năm 1900, các cuộc thi đấu khiêu vũ dạng sequence dancing từ đó ngày càng lan rộng. Trong 3 thập niên sau đó, Khiêu Vũ đã thay đổi rất nhiều.

Các giải khiêu vũ thế giới thay đổi liên tục theo thời gian. Để dễ hiểu, tôi xin chia lịch sử của các giải đấu này làm làm 3 giai đoạn: giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 đến trước thế chiến thứ hai, giai đoạn sau thế chiến thứ hai, và giai đoạn hiện nay.

A. Các giải thi đấu khiêu vũ trước thế chiến thứ hai

1. Các giải đấu World Championships của Camille de Rhynal.

Cuộc thi khiêu vũ đầu tiên được biết đến là Tango-Tournament ở Nice, một thành phố của Pháp, do Camille de Rhynal tổ chức vào năm 1907. Đó là sự khởi đầu của các cuộc thi khiêu vũ. Ông Camille de Rhynal là một một biên đạo múa và vũ công, một nhà soạn nhạc và nhà tổ chức sự kiện, với tài năng đặc biệt của mình trong kinh doanh và quản lý, bước đầu đã thành công trong việc tổ chức giải Tango-Tournament ở Nice. Sự thành công này thúc đẩy ông tổ chức giải World Championships, giải vô địch khiêu vũ thế giới lần đầu tiên ở Paris năm 1909. Về quy mô và chất lượng thì giải World Championships đầu tiên này tất nhiên không thể so sánh với các giải vô địch thế giới hiện nay. Tuy nhiên, đó là sự kiện lịch sử rất thú vị. Và Camille de Rhynal tuy sau này bị các đồng nghiệp chỉ trích, ông ta vẫn ghi công đầu trong việc hình thành các giải đấu khiêu vũ quốc tế.

Từ năm 1909, Camille de Rhynal tổ chức giải World Championships định kỳ mỗi năm. Lúc này nó không có một tổ chức khiêu vũ quốc tế nào cùng tham gia với ông và các vũ sư thi đấu chỉ đến từ một số vùng hạn chế nên quy mô ủa nó khá thấp so với giải World Championships của ngày hôm nay.

Thời gian này không có sự phân biệt "chuyên nghiệp" và "nghiệp dư" trong các giải đấu như bây giờ. Cũng không có vũ công là đại diện cho quốc gia này hay quốc gia khác. Một người Pháp có thể kết hợp với một bạn nhảy Tây Ban Nha để thi đấu mà không có vấn đề gì. Các cuộc thi lúc này rất sơ sài và ít quy tắc.

Trong giải World Championships năm 1911 ở Paris là giải đầu tiên có nhắc đến từ ngữ Pro và Am, có nghĩa là chuyên nghiệp và nghiệp dư, và cho phép họ có thể thi đấu chung với nhau, không có sự phân chia. Mãi đến năm 1922 sau thế chiến thứ nhất, cuộc thi World Championships của Camille de Rhynal tổ chức ở Queens Hall, London mới có sự phân loại rõ rệt giữa chuyên nghiệp (Pro), nghiệp dư (Amateur) và đôi hỗn hợp (Pro + Amateur). Cũng trong World Championships năm 1922 này, giải vô địch được gom lại dành duy nhất cho một đôi nhảy xuất sắc nhất, bỏ đi có các giải vô địch cho từng vũ điệu như ở các giải trước. Đôi nhảy Victor Silvester và Phyllis Clarke là người đầu tiên nhận được giải vô địch này ở hạng chuyên nghiệp, còn đôi nhảy Rueben & Breton là người đầu tiên nhận được giải vô địch ở hạng nghiệp dư. Giải có 4 điệu là Tango, Waltz, Foxtrot và Onestep.


Victor Silvester & Phyllis Clarke - khoảng thập niên 1920's

Những năm sau đó, Camille de Rhynal có xung đột với các tổ chức khiêu vũ của Anh nên năm 1925 ông ta bỏ London về lại Paris, hàng năm tổ chức tiếp các giải World Championships của mình cho đến năm 1939 rồi tạm ngưng vì thế chiến thứ 2 xảy ra.

Năm 1926 ông ta thấy rằng đã đến lúc phải thành lập những tổ chức khiêu vũ quốc gia cho hạng Pro và Amateur để liên kết và cũng cố sức mạnh của họ lại.

Do lúc này đã có các tổ chức khiêu vũ quốc tế nghiệp dư nên ông thành lập một tổ chức khiêu vũ chuyên nghiệp là FID (Federation International de Danse), ra đời vào ngày 15-5-1926 tại Paris. Đến 8-9-1929 một tổ chức chuyên nghiệp khác là LIG (Liga fur Internationale Turniere) cũng ra đời ở Thụy Sĩ. Hai tổ chức FID và LIG chỉ lo việc quảng bá các cuộc thi do họ tổ chức, còn các tiêu chuẩn và điều lệ thi đấu rất ít được chú trọng. Chính điểm yếu chết người này đã làm họ bị mai một sau này.

Phong trào khiêu vũ ở Anh lúc bấy giờ rất mạnh. Một tờ báo tháng chuyên về khiêu vũ là tờ Dancing Times cũng rất có uy tín và có nhiều độc giả tại Anh lúc đó. Tờ Dancing Times sau nhiều năm tổ chức những hội thảo để tiêu chuẩn hóa các điệu nhảy, đến ngày 14-4-1929 thì Dancing Times đứng ra triệu tập một hội nghị rất lớn gọi là "Great Conference" ở London vào ngày 14-4-1929 mời hết các vũ sư danh tiếng của Anh lúc bấy giờ ngồi lại thống nhất các tiêu chuẩn hóa khiêu vũ. Hội nghị này cũng tạo nên sự ra đời của hội đồng “Official Board of Ballroom Dancing” (mà sau này chính là tổ chức BDC) để xúc tiến thực hiện việc tiêu chuẩn hóa trên. Chính sự thành công của hội nghị bản lề này sau đó làm cho khiêu vũ Anh phát triển mạnh và làm lu mờ sự nghiệp vẻ vang của Camille de Rhynal, khiến các giải World Championships của ông ta dần dần mất sức hút. Các vũ sư hàng đầu sau đó cũng không còn tập trung nhiều vào giải đấu World Championships của ông. Một số sang tham gia Blackpool - Anh, một giải đấu ít tiếng tăm đã có từ năm 1920. Khiêu vũ Anh lúc này lên ngôi. Các vũ công người Anh lần lượt đoạt các chức vô địch World Championships. Và từ 1930, khiêu vũ kiểu Anh (English-style) đã lan tràn khắp Châu Âu.

2. Giải nghiệp dư chính thức

Đầu năm 1932, hiệp hội khiêu vũ RPG của Đức (Reichsverband zur Pflege des Gesellschaftstanzes) tiếp xúc với các tổ chức Anh đề nghị thành lập một hiệp hội quốc tế nghiệp dư, làm nền tảng cho việc tổ chức các giải nghiệp dư quốc tế. Rất tiếc việc thương thảo này không thành công.

Ba năm sau, vào ngày 10/12/1935, các hiệp hội khiêu vũ của Áo, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ và Nam Tư ngồi lại với nhau ở Prague-Tiệp Khắc, lập ra tổ chức nghiệp dư quốc tế đầu tiên, có tên là FIDA (Fédération Internationale de Dance pour Amateurs). Sau đó không lâu thì các hiệp hội của các nước vùng Baltic, Bỉ, Canada, Ý và Na Uy cũng gia nhập theo. Ông Franz Buchler, người Áo đã được bầu làm chủ tịch đầu tiên. FIDA hoạt động rất tích cực và hợp tác chặt chẻ với hiệp hội RPG. Năm 1936, khi Olympic Games tổ chức ở Berlin, FIDA đã tổ chức kỳ thi vô địch Amateur thế giới tại Bad Nauheim- Đức, có 15 nước từ 3 châu lục tham gia. Sự kiện này chứng tỏ cuộc thi khiêu vũ nghiệp dư đã có luật lệ quốc tế. Từ đó mỗi năm FIDA đã tổ chức các giải vô địch Am, song song với các giải đấu World Championships của Camille de Rhynal tại Pháp, cho đến năm 1939 khi thế chiến thứ 2 xảy ra thì tạm ngưng, và FIDE cũng giải thể do chiến tranh.



Giải World Championship Amateur Ballroom Dancing năm 1939 ở Munich ngày 05/02/1939.
Đôi nhảy John Wells & Renee Sissons của England vô địch


Khi thế chiến thứ hai chấm dứt, nhân sự kiện Giải vô địch Châu Âu vào ngày 30-7-1950 tại Velden (Áo), các hiệp hội khiêu vũ nghiệp dư của các nước cố gắng phục hồi FIDA nhưng sự việc không thành. Mãi đến tháng 7-1953, thì một lần nữa tại Velden, FIDA mới được công nhận lại. Các thành viên lúc này là Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Ý và Nam Tư. Ông Franz Buechler được cử lại làm Chủ tịch. Sau đó 3 nước Phần Lan vào năm 1953, Thuỵ Sỹ 1954 và Hà Lan 1955 tiếp tục gia nhập FIDA.

Tuy nhiên FIDA lại có nhưng mâu thuẩn lợi ích với tổ chức chuyên nghiệp ICBD lúc bấy giờ. Các thương thảo về một sự hợp tác giữa FIDA với ICBD thất bại. Vào tháng 1/1956, tại hội nghị ở Munich, các thành viên của FIDA đã đồng ý giải tán FIDA.


B. Các giải đấu sau thế chiến thứ hai

1. Giải chuyên nghiệp (Professional World Championships)

Thế chiến thứ 2 làm cho các cuộc thi đấu khiêu vũ chuyên nghiệp gián đoạn 6 năm. Tuy nhiên khi hồi sinh thì khiêu vũ chuyên nghiệp lại trở nên ngày càng bị phân mảnh do các tổ chức khiêu vũ chuyên nghiệp ganh đua quyết liệt với nhau để thống trị các giải đấu World Championships. Trong khoảng thời gian này, uy tín của Camille de Rhynal vẫn còn rất lớn, ông vẫn là người đứng sau các giải đấu World Championships lúc bấy giờ. Phải nói từ năm 1909 đến năm 1950 các giải World Championships đều có bàn tay của Camille de Rhynal.

Sau những năm ganh đua nhau để tìm kiếm quyền lực cho việc tổ chức các giải World Championships, cuối cùng các tổ chức khiêu vũ quốc tế cũng tìm được một sự thỏa hiệp theo sáng kiến của Philip J.S. Richardson, chủ bút tờ báo Dancing Times. Ngày 21-9-1950 tại Edinburgh, thủ đô của Scotland, tổ chức ICBD (International Council of Ballroom Dancing) ra đời và trở thành tổ chức khiêu vũ chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới. Tổ chức này gồm 12 thành viên Châu Âu gồm: Áo, Bỉ, Tích Lan (Ceylon), Đan Mạch, Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ireland, Italy, Na Uy, và Thụy Sĩ và 3 thành viên châu khác là Úc, Nhật Bản và Nam Phi. Chủ tịch của ICBD là ông Philip Richardson và Alex Moore làm chủ tịch danh dự.

ICBD tổ chức giải thử nghiệm World Championships chuyên nghiệp đầu tiên vào năm 1959, và năm 1960 giải World Championships chính thức bắt đầu. Kể từ đây kết thúc thời kỳ Camille de Rhynal, tất cả các World Championships chuyên nghiệp là do ICBD đứng ra tổ chức.

Mục tiêu chủ yếu của ICBD là tạo một nền tảng thống nhất trong cộng đồng khiêu vũ thế giới, làm cơ sở để tổ chức giải vô địch thế giới cho Ballroom Dancing. ICBD đã thành công trong việc này, nó đã trở thành cơ quan hàng đầu về các cuộc thi khiêu vũ chuyên nghiệp, với các thành viên ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia được cho phép một phiếu bầu. Lúc này tất cả các cuộc thi khác tự xưng là World Championships đều bị các quốc gia thành viên của ICBD tẩy chay.

Đến năm 1996, ICBD đổi tên thành WD&DSC (World Dance & Dance Sport Council Ltd.), và đến năm 2006 thì đổi tên thành WDC (World Dance Council Ltd.) với số thành viên lên đến 59 và hiện tại có 65 quốc gia thành viên.

2. Giải nghiệp dư (Amateur World Championships)

Kể từ khi FIDE bị giải thể vào năm 1956, các nhà khiêu vũ nghiệp dư không có một tổ chức quốc tế chính thức nào trong khi phong trào thi đấu vẫn diễn ra đều đặn. Các nhà khiêu vũ nghiệp dư không thể chấp nhận tình trạng này. Sự việc này mở đường cho một tổ chức mới xuất hiện. Theo sáng kiến của Otto Teipel, một vũ công người Đức ở thành phố Wiesbaden, vô định giải Đức từ năm 1947-1951, tổ chức ICAD (International Council of Amateur Dancers) được thành lập vào ngày 12-5-1957 tại Wiesbaden.

ICAD lúc này có được sự chấp thuận của ICBD, tổ chức trước đây đã từng gây áp lực buộc giới khiêu vũ nghiệp dư Anh phải sát nhập và trực thuộc vào bộ phận quản lý nghiệp dư của nó. Sự chấp thuận này mở đường cho các nhà khiêu vũ nghiệp dư tham gia vào ICAD.

Ông Otto Teipel được bầu làm chủ tịch ICAD, các thành viên sáng lập gồm có các hiệp hội quốc gia của Áo, Đan Mạch, Đức, Ý và Thụy Sĩ và hai hiệp hội nghề ở Pháp và Hà Lan. Ngày 7/71958, các hiệp hội từ Bỉ, Na Uy, Thụy Điển và Nam Tư đã tham gia. Đến năm 1958 ICAD có 14 hiệp hội từ 12 quốc gia là thành viên của nó.


Otto & Inge Teipel trong giải vô địch của Đức

Những khó khăn mà cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của FIDA cũng là những khó khăn mà ICAD cũng gặp phải lúc này. Việc xung đột và chia tách giữa các hiệp hội khiêu vũ nghiệp dư của các nước châu Âu và sự khác biệt giữa khiêu vũ chuyên nghiệp và nghiệp dư vẫn xảy ra thường xuyên. Không thể xử lý được, cuối cùng ông Otto Teipels phải tổ chức cuộc họp General Meeting vào ngày 13/5/1962 để tuyên bố rời chức vụ.

Giải thế giớ tháng 4-1962 tại Kurhaus, Scheveningen, Hà Lan. Các điệu Ballroom and Latin vòng đầu là: English Waltz, Rumba. Các đôi nhảy Ballroom: John & Betty Harrison (Úc), Flemming & Eva Hörning (Đan Mạch), Siegfried & Anneliese Krehn (Đức), Peter Eggleton & Brenda Winslade (Anh), Wim Voeten & Jeanne Assman (Hà Lan), Walter & Marianne Kaiser (Thụy Sỹ);
Các đôi nhảy Latin: Rudi Trautz & Inge Schmidt (Đức), Walter Laird & Lorraine-Rohdin (Anh), Primo & Roberta Lazzarini (Ý), Wim & Mary Lier (Hà Lan), Gerhard & Minnerl Sadner (Áo), Dan Judah & Joan Curtis (Pakistan).


Một năm sau, ông Heinrich Bronner, người vùng Offenbach, một quan chức phụ trách giải đấu của hiệp hội Dancesport của Đức đã được chọn làm chủ tịch. Rồi ngày 23-6-1963 tại Anokke- Bỉ, ông Rolf Finke người xứ Hannover đã được bầu làm chủ tịch mới. Tuy nhiên những sự phức tạp cứ tiếp tục đều đặn xảy ra, do vị Chủ tịch hoàn toàn không biết các nguyên tắc cơ bản trong công tác tổ chức ở tầm quốc tế.

Ngày 27-6-1965, một trang mới của ICAD đã mở ra khi quyết định bầu ông Detlef Hegemann, người vùng Bremen làm chủ tịch. Có những hy vọng cho thấy việc lựa chọn này sẽ làm dịu đi sự căng thẳng giữa các hiệp hội khiêu vũ quốc tế. Hegemann sau đó cũng được bầu làm chủ tịch hiệp hội khiêu vũ thể thao Đức DTV. Ông Hegemann cùng với vợ là Ursula nhiều lần vô địch Đức (từ 1952-1957) và châu Âu, từng tham gia nhiều giải đấu ở nhiều nước khác đã giúp ông ta có thể nhận biết được các khó khăn hiện tại. Thêm vào đó, với nhân cách, tính khách quan hiện lên khuôn mặt trong những cam kết và sự công bằng trong mọi hoàn cảnh của ông đã được giới chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư và đánh giá cao trên khắp châu Âu.

Detlef Hegemann, Chủ tịch danh dự WDSF hiện nay
Trẻ tuổi, nhiệt tâm và đầy tham vọng, Detlef Hegemann đã mang lại bộ mặt mới cho ICAD và sau này là IDSF. Chỉ sau ba tháng trên cương vị mới, ông đã lập tức thương thuyết với ICBD để sáng lập một Uỷ ban Hỗn hợp (Joint Committee) gồm một số đại diện bằng nhau của 2 giới chuyên nghiệp và nghiệp dư. Uỷ ban Hỗn hợp này sẽ là một một Ủy ban cấp cao nhất trong việc giải quyết những xung đột căng thẳng giữa khiêu vũ chuyên nghiệp và nghiệp dư. ICBD dưới sự điều hành của Alex Moore, cũng thấy rằng cần phải có sự dàn xếp những xung đột nên ngày 3/10/1965, một thoả thuận có tính lịch sử trong thi đấu khiêu vũ đã được ký kết tại Bremen và Uỷ ban Hỗn hợp đã được thành lập. Đầu tiên mỗi bên có ba thành viên và sau đó là bốn thành viên.

Ý tưởng cơ bản của thoả thuận Bremen là phân định thẩm quyền cho các cuộc thi quốc tế. Lần đầu tiên, ICBD đã thừa nhận ICAD hoàn toàn có trách nhiệm và quyền hạn trong việc tổ chức và điều khiển các giải vô địch quốc tế và cho phép các giám khảo nghiệp dư được tham dự các giải đấu quốc tế với tỉ lệ 3 giám khảo nghiệp dư và 4 giám khảo chuyên nghiệp. Kể từ đó, Uỷ ban Hỗn hợp đã thường xuyên chứng tỏ giá trị của mình trong việc giải quyết các sự khác biệt về quan điểm và những tranh chấp phát sinh giữa chuyên nghiệp và nghiệp dư ở cấp độ quốc gia và quốc tế.

Sự đoàn kết vững chắc của ICAD và phương thức giải quyết mềm mỏng những căng thẳng giữa hai giới đã làm cho phong trào thi đấu khiêu vũ nghiệp dư có điều kiện hợp nhất và phát triển. Với sự tồn tại của ICAD, nhiều quốc gia đã đưa các cuộc thi đấu khiêu vũ vào các chương trình thể thao quốc gia vì thấy các điều kiện cần thiết đã được đáp ứng.

Từ đó cho đến năm 1981, ICAD liên tục phát triển và có nhiều hiệp hội nghiệp dư gia nhập. Năm 1990, trong quá trình vận động để Uỷ Ban Olympic Quốc tế thừa nhận khiêu vũ thi đấu như là một môn thể thao, ngày 11/9 ICAD đã đổi tên thành IDSF (The International DanceSport Federation) như là tổ chức thế giới thống nhất.

Những thay đổi lịch sử của Đông Âu vào những năm 1991-1992 làm cho số lượng thành viên của IDSF tăng thêm đáng kể. Châu Á cũng đã phát triển và nhiều hiệp hội nghiệp dư cũng đã trở thành thành viên của IDSF. Sự nổ lực của đoàn chủ tịch IDSF cuối cùng cũng đã được Uỷ Ban Olympic Quốc tế thừa nhận

Trong báo cáo có tựa đề “Chặng đường dài để đi đến thành công, câu chuyện về IOC thừa nhận IDSF và Khiêu Vũ Thể Thao” ông Werner J. Braun, phát ngôn viên của IDSF, đã mô tả rất chi tiết quá trình đầy gai góc này. Bản báo cáo này đã đề cập đến 2 gương mặt trong đoàn chủ tịch IDSF như là những người có công rất lớn: ông Rudolf Baumann, thủ quỷ của IDSF Thụy Sĩ và ông Rudi Hubert, Tổng Thư ký của IDSF Berlin và Munich. Hai người này đã cùng với chủ tịch IDSF Detlef Hegemann tham gia giải quyết hầu hết các khó khăn. Nỗ lực của họ cuối cùng cũng dẫn đến tuyên bố chính thức của Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế, ông Juan Antonio Samarach, trong bức thư lịch sử gửi cho ông Detlef Hegemann, chủ tịch IDSF ngày 06/04/1995: “Tôi hân hạnh chúc mừng anh cho tất cả các nỗ lực để đạt được mục tiêu này và xin chào đón anh vào gia đình Olympic ". IDSF đã đạt được sự công nhận tạm thời như là một Hiệp hội quốc tế, đại diện cho một loại Thể thao có đầy đủ tiêu chuẩn Olympic.

Các nỗ lực để IDSF cũng là thành viên của GAISF (General Association of International Sports Federation) đã kết thúc thành công. Tháng 10/1992 IDSF đã được cấp nhất trí thành viên chính thức của tổ chức này. Một lần nữa thành công có sự đóng góp cá nhân của ông Rudolf Baumann, thủ quỷ của IDSF Thụy Sĩ, và hiện là đại biểu cho các công việc của GAIF và IOC. GAISF là một Liên đoàn của chừng 80 Hiệp hội Thể thao quốc tế Olympic và không Olympic bên cạnh Ủy ban Olympic Quốc tế IOC. Nó có quyền tham gia các cuộc thảo luận trong IOC và hỗ trợ IOC trong tất cả các vấn đề của thể thao và thành viên. Chủ tịch GAISF, Tiến sĩ Un Yong Kim người Hàn Quốc, cũng là một trong các Phó Chủ tịch của IOC.

Vào ngày 04/09/1997 IDSF đã được công nhận là thành viên chính thức của Ủy ban Olympic Quốc tế. Năm 2011 IDFS đổi tên thành WDSF (World DanceSport Federation). Các thành viên của nó gồm 92 quốc gia cùng với Liên đoàn Rock 'n' Roll thế giới, tổ chức UCWDC của Mỹ (United Country Western Dance Council)

C. Các giải đấu quốc tế hiện nay

Sẽ không có gì xảy ra nếu ICBD, nay là WDC, tổ chức các giải World Championships chuyên nghiệp trong khi ICAD/IDSF, nay là WDSF, tổ chức các giải World Championships nghiệp dư giống như thời kỳ đầu.

Sự công nhận của Ủy ban Olympic Quốc tế giúp cho ICAD/IDSF/WDSF có quyền lực hơn, muốn trở thành tổ chức khiêu vũ hợp pháp duy nhất ủa thế giới, và tìm cách thâu tóm về mình tất cả các giải đấu, chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư. Từ đây nảy sinh ra sự xung đột với WDC mà cao trào là năm 2007 WDC trả đủa bằng cách lấn sân sang giải nghiệp dư khi thành lập WDC Amateur League và năm 2010 thì IDSF cũng thành lập IDSF Professional Division khi sát nhập tổ chức IPDSC để lấn sân sang giải chuyên nghiệp.

Kể từ lúc này WDSF cấm tất cả các thành viên tham gia vào cuộc thi nào không do WDSF hay WDSF quốc gia tổ chức. Việc này đồng nghĩa với việc WDSF cấm các thành viên tham gia thi dấu các giải do WDC tổ chức.

Bằng chứng của sự xung đột này là vào năm 2009, khi WDC tổ chức một giải Amateur tại Disneyland, Paris từ ngày 4-6 tháng 12 thì WDSF đã ra thông báo như sau:

""Giải Vô địch Thế giới Amateur mở rộng của WDC Amateur League dự kiến ​​sẽ được tổ chức tại Disneyland Paris, Pháp vào ngày 04-ngày 06 tháng 12 năm 2009, không do WDSF tổ chức và không được thừa nhận bởi WDSF Pháp là Comite National de Danse Sportive (CNDS). Theo đó Đoàn Chủ tịch WDSF cấm tất cả các vận động viên, các giám khảo và các quan chức khác, những cá nhân hay tổ chức liên quan với WDSF hoặc thành viên WDSF, tham gia cuộc thi này theo bất kỳ hình thức nào, khi không có thêm thông báo nào khác."

Trả đủa lại, Chủ tịch Sammy Stopford của WDC Amateur League đã phản đối mạnh mẽ đề nghị của Liên đoàn Khiêu vũ thể thao Ý nhằm hạn chế sự tự do lựa chọn của các vũ công trẻ.

Đây là một dấu hiệu rõ ràng của một cuộc xung đột giữa hai tổ chức trên về việc tổ chức các giải thi đấu nghiệp dư thế giới, và làm nổi lên triết lý về "quyền tự do lựa chọn" trong khiêu vũ thi đấu.


Hình ảnh
Donnie Burns, chủ tịch WDC và Carlos Freitag, Chủ tịch WDSF


Như vậy trên thế giới hiện nay các giải đấu quốc tế chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư có hai tổ chức thực hiện chồng chập và đối chọi nhau, một là do WDSF tổ chức và hai là do WDC tổ chức.

Chính sách của WDC là tạo một sân chơi khiêu vũ tự do và các cuộc thi của họ mở ra cho toàn thế giới. Các giám khảo và vũ sư của họ được tự do làm việc và thi đấu nơi nào họ thích.

Chính sách của WDSF có tính cạnh tranh và bó buộc, các vũ công và các trọng tài chỉ có thể tham gia các cuộc thi của WDFS mà thôi. Chính chính sách hạn hẹp này đã làm phiền lòng nhiều vũ công trên thế giới.

docco 2012
P/S: Bài viết với sự tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu, tuy nhiên có thể không tránh khỏi các sai sót lịch sử. Nếu bạn đọc có dữ liệu nào chính xác hơn vui lòng đóng góp để sửa chữa.




Professional Standard World Champions

1922Victor Silvester & Phyllis ClarkeEngland
1923không tổ chức
1924Maxwell Stewart & Barbara MilesEngland
1925Maxwell Stewart & Barbara MilesEngland
1926Maxwell Stewart & Pat SykesEngland
1927Edward Blunt & Doris GermaiEngland
1928Maxwell Stewart & Pat SykesEngland
1929Herbert Jemull & Gerti HepprichGermany
1930Maxwell Stewart & Pat SykesEngland
1931Arthur Milner & Norma CaveEngland
1932Marcel & Mme ChapoulFrance
1933Sydney Stern & Mae WalmseyEngland
1934Marcel & Mme ChapoulFrance
1935Marcel & Mme ChapoulFrance
1936Marcel & Mme ChapoulFrance
1937Arthur Norton & Pat EatonEngland
1938Arthur Norton & Pat EatonEngland
1939Arthur Norton & Pat EatonEngland
1947Victor Barrett & Doreen FreemanEngland
1948Bob Henderson & Eileen HenshallEngland
1949Bob Henderson & Eileen HenshallEngland
1950Bob Henderson & Eileen HenshallEngland
1959Desmond Ellison & Brenda WinsladeEngland
1960[3]Bill and Bobbie IrvineScotland
1961Harry Smith-Hampshire & Doreen CaseyEngland
1962Bill & Bobbie IrvineScotland
1963Bill & Bobbie IrvineScotland
1964Bill & Bobbie IrvineScotland
1965Bill & Bobbie IrvineScotland
1966Peter Eggleton & Brenda WinsladeEngland
1967Bill & Bobbie IrvineScotland
1968Bill & Bobbie IrvineScotland
1969Peter Eggleton & Brenda WinsladeEngland
1970Peter Eggleton & Brenda WinsladeEngland
1971Anthony Hurley & Fay SaxtonEngland
1972Anthony Hurley & Fay SaxtonEngland
1973Richard & Janet GleaveEngland
1974Richard & Janet GleaveEngland
1975Richard & Janet GleaveEngland
1976Richard & Janet GleaveEngland
1977Richard & Janet GleaveEngland
1978Richard & Janet GleaveEngland
1979Richard & Janet GleaveEngland
1980Richard & Janet GleaveEngland
1981Michael & Vicky BarrEngland
1982Michael & Vicky BarrEngland
1983Michael & Vicky BarrEngland
1984Michael & Vicky BarrEngland
1985Michael & Vicky BarrEngland
1986Stephen & Lindsey HillierEngland
1987Stephen & Lindsey HillierEngland
1988Stephen & Lindsey HillierEngland
1989John Wood & Anne LewisEngland
1990Marcus & Karen HiltonEngland
1991Marcus & Karen HiltonEngland
1992Marcus & Karen HiltonEngland
1993Marcus & Karen HiltonEngland
1994Marcus & Karen HiltonEngland
1995Marcus & Karen HiltonEngland
1996Marcus & Karen HiltonEngland
1997Marcus & Karen HiltonEngland
1998Marcus & Karen HiltonEngland
1999Luca & Loraine BaricchiEngland
2000Augusto Schiavo & Caterina ArzentonItaly
2001Luca & Loraine BaricchiEngland
2002Christopher Hawkins & Hazel NewberryEngland
2003Christopher Hawkins & Hazel NewberryEngland
2004Christopher Hawkins & Hazel NewberryEngland
2005Mirko Gozzoli & Alessia BettiItaly
2006Mirko Gozzoli & Alessia BettiItaly
2007Mirko Gozzoli & Alessia BettiItaly
2008Mirko Gozzoli & Alessia BettiItaly
2009Arunas Bizokas & Katusha DemidovaUSA
2010Arunas Bizokas & Katusha DemidovaUSA
2011Arunas Bizokas & Katusha DemidovaUSA
2012Arunas Bizokas & Katusha DemidovaUSA
2013Arunas Bizokas & Katusha DemidovaUSA
2014Arunas Bizokas & Katusha DemidovaUSA
2015Arunas Bizokas & Katusha DemidovaUSA
2016Arunas Bizokas & Katusha DemidovaUSA
2017Arunas Bizokas & Katusha DemidovaUSA
2018Arunas Bizokas & Katusha DemidovaUSA





Professional Latin World Champions

1960Roger & Micheline RonnauxFrance
1961Bill and Bobbie IrvineScotland
1962Walter Laird & Lorraine ReynoldsEngland
1963Walter Laird & Lorraine ReynoldsEngland
1964Walter Laird & Lorraine ReynoldsEngland
1965Walter & Marianne KaiserSwitzerland
1966Bill & Bobbie IrvineEngland
1967Rudolf & Mechthild TrautzGermany
1968Bill & Bobbie IrvineEngland
1969Rudolf & Mechthild TrautzGermany
1970Rudolf & Mechthild TrautzGermany
1971Rudolf & Mechthild TrautzGermany
1972Wolfgang & Evelyn OpitzGermany
1973Hans-Peter & Ingeborg FischerAustria
1974Hans-Peter & Ingeborg FischerAustria
1975Hans-Peter & Ingeborg FischerAustria
1976Peter Maxwell & Lynn HarmanEngland
1977Alan & Hazel FletcherEngland
1978Alan & Hazel FletcherEngland
1979Alan & Hazel FletcherEngland
1980Alan & Hazel FletcherEngland
1981Alan & Hazel FletcherEngland
1982Espen & Kirsten SalbergNorway
1983Espen & Kirsten SalbergNorway
1984Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1985Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1986Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1987Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1988Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1989Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1990Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1991Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1992Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1993Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1994Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1995Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1996Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1997Hans-Reinhard Galke & Bianca SchreiberGermany
1998Donnie Burns & Gaynor FairweatherScotland/England
1999Bryan Watson & Carmen VinceljSouth Africa/Germany
2000Bryan Watson & Carmen VinceljSouth Africa/Germany
2001Bryan Watson & Carmen VinceljSouth Africa/Germany
2002Bryan Watson & Carmen VinceljSouth Africa/Germany
2003Bryan Watson & Carmen VinceljSouth Africa/Germany
2004Bryan Watson & Carmen VinceljSouth Africa/Germany
2005Bryan Watson & Carmen VinceljSouth Africa/Germany
2006Bryan Watson & Carmen VinceljSouth Africa/Germany
2007Bryan Watson & Carmen VinceljSouth Africa/Germany
2008Michał Malitowski & Joanna LeunisPoland
2009Michał Malitowski & Joanna LeunisPoland
2010Riccardo Cocchi & Yulia ZagoruychenkoUSA
2011Riccardo Cocchi & Yulia ZagoruychenkoUSA
2012Riccardo Cocchi & Yulia ZagoruychenkoUSA
2013Riccardo Cocchi & Yulia ZagoruychenkoUSA
2014Riccardo Cocchi & Yulia ZagoruychenkoUSA
2015Riccardo Cocchi & Yulia ZagoruychenkoUSA
2016Riccardo Cocchi & Yulia ZagoruychenkoUSA
2017Riccardo Cocchi & Yulia ZagoruychenkoUSA
2018Riccardo Cocchi & Yulia ZagoruychenkoUSA
2019Riccardo Cocchi & Yulia ZagoruychenkoUSA
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha,khiêu vũ,dancesport,ballroom, online,rumba, standard,latin

Skating

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng bảy 17, 2012, 11:35 am

Các bạn nào có dự định thi đấu có lẽ cũng nên tìm hiểu về cách chấm điểm skating trong các kỳ thi khiêu vũ. Tài liệu nên tham khảo là quyển The Skating System của Arthur Dawson. Arthur Dawson là một người kiểm tra phiếu nổi tiếng của các kỳ thi khiêu vũ thập niên 60. Cũng có rất nhiều quyển sách khác nói về cách chấm điểm dựa trên quyển sách này.

Có thể tham khảo sơ qua cách tính điểm Skating sau đây:

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, thực phẩm chức năng

Re: Lịch sử các giải vô địch khiêu vũ thế giới

Gửi bàigửi bởi PhoenixHCMC » Tháng sáu 19, 2013, 10:14 pm

Sáng nay Em dùng Icon paste bao nhiêu lần mà không được. Vừa rùi cũng vậy may quá nhân Ctr + V thì được hì hì.... low tech lắm bác ạ. Em đăng danh sách các nước thành viên của WDC trong đó rất nhiều quốc gia cũng đồng thời là thành viên của WDSF. Như vậy ở nhiều nước phát triển và Châu Á, Đông Nam Á có 2 hệ thống khiêu vũ hoạt động song song trong cùng một quốc gia.

WDC Organisations General Council

wdc_list.jpg


Thông tin từ Wdcdance.com
RANDOM_AVATAR
PhoenixHCMC
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Đến cấp kế tiếp:
30%
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Tháng mười hai 06, 2012, 2:08 pm
Điểm (Points): 0
Handphone: 0
Tagsminhha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard

Re: Lịch sử các giải vô địch khiêu vũ thế giới

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười hai 04, 2013, 3:00 pm

Hình ảnh
International Dance Union (IDU)

International Dance Union là một tổ chức khiêu vũ có trụ sở đặt tại Kiev, Ukraine. Theo ông Ihor Mashyn, Giám đốc điều hành IDU: "Đây không phải là một trong nhiều tổ chức khiêu vũ quốc tế thông thường, mà đó là một cách tiếp cận mới để tổ chức các cuộc thi khiêu vũ, một chiến lược phát triển mới, một triết lý mới trong kinh doanh khiêu vũ".

IDU được sự ủng hộ nhiều nhất từ các tổ chức khiêu vũ của các Nga, Ukraina và Moldova. Năm 2005 có được 19 thành viên là các tổ chức khiêu vũ từ 17 nước thuộc cả 4 châu lục. Hiện nay IDU đang trên đà suy thoái, hiện có 10 tổ chức còn là thành viên IDU:

  1. ADSDC của Armenia
  2. AIDA của Israel
  3. Association of dance of Moldova (ADM) của Moldova
  4. Dance Academy Burgas của Bulgari
  5. Dance Public Organizations Union of Ukraine (SGOSTU) của Ukraine
  6. Dance Sport Club "Evgeniya" của Belarus
  7. Dance Sport Club "Flame" của Latvia
  8. National Dance Council of Kazakhstan của Kazakhstan
  9. National Federation of Dancesport and Dance art of Georgia của Georgia
  10. The Moscow Dance Sport Federation (MDSF) của Nga

IDU công bố các mục tiêu IDU chính:

  • Sáng tạo và phổ biến khiêu vũ quốc tế một cách tự do mà không cần phải cấm đoán và hạn chế.
  • Tiến hành cuộc thi thực sự cởi mở cho tất cả các vũ công của mọi tổ chức.
  • Hỗ trợ cho các cuộc thi mở rộng trên thế giới.
  • Thừa nhận tính chuyên nghiệp như là đỉnh kim tự tháp trong lĩnh vực giảng dạy và chuyên môn về khiêu vũ.
  • Chuyển tất cả các giảng dạy khiêu vũ trong IDU có cơ bản chuyên nghiệp.
  • Chỉ mời các chuyên gia chuyên nghiệp có giấy phép WDC làm giám khảo cho tất cả các các cuộc thi danh hiệu của IDU.
  • Xúc tiến và phát triển của trường dạy khiêu vũ mới.
  • Hợp tác trong hòa bình và mang tính xây dựng với tất cả các tổ chức khiêu vũ vì lợi ích chung của khiêu vũ.

Cuộc thi danh giá nhất của IDU là cúp IDU World Champions hàng năm. Năm 2005 IDU đã tổ chức thành công 3 World Cup Champions ở Kharcov (Ukraina), Moscow (Nga) và Rome (Italia). Cũng giống như WDC, IDU không tán thành cách hành xử của WDSF, cho nên từ từ tháng 3-2005 WDSF (lúc đó còn là IDSF) đã cấm không cho các vũ công và giám khảo của mình tham gia các cuộc thi này.

Chủ tịch hiện tại của IDU là ông Igor Mashyn, người Ukraine. các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về IDU ở trang web chính của họ là http://idudance.com
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, thực phẩm chức năng

Re: Lịch sử các giải vô địch khiêu vũ thế giới

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng tư 02, 2015, 12:54 pm


Chuyên và không chuyên trong khiêu vũ


1. Có thứ khiêu vũ chuyên nghiệp và khiêu vũ không chuyên hay không?

Ta biết khiêu vũ là một nghệ thuật, nhưng hỏi nghệ thuật là gì thì ngay cả những đầu óc bác học nhất cũng khó trả lời được. Đó là một phạm trù rất rộng và không mang tính khoa học để có thể phân định đúng sai và từ đó ta có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng cho nó. Tuy nhiên có một điều ai cũng hiểu là bản chất của nghệ thuật không hề có sự phân cấp. Ta không bao giờ nói nghệ thuật này chuyên nghiệp hay cao cấp hơn nghệ thuật kia.

Khiêu vũ là cũng là nghệ thuật, nên nó cũng vậy, nó không hề có sự phân cấp. Sẽ chẳng bao giờ có loại khiêu vũ nào thì chuyên nghiệp, cao siêu, cao cấp hơn một loại khiêu vũ không chuyên, không cao cấp. Sẽ là rất sai nếu nói khiêu vũ như loại dancesport là chuyên nghiệp, là cao cấp còn khiêu vũ giao tiếp như loại khiêu vũ Sài Gòn là không chuyên, không cao cấp.

2. Tại sao lại thấy có từ chuyên nghiệp (professional) và không chuyên (amateur) trong khiêu vũ?

Đây là hai từ dành cho vũ công, ghép với vũ công chứ không dành cho khiêu vũ. Ta sẽ có vũ công chuyên nghiệp (professional dancer) và vũ công không chuyên (amateur dancer) chứ không hề có khiêu vũ/điệu nhảy chuyên nghiệp (professional dance) và khiêu vũ/điệu nhảy không chuyên (amateur dance)

3. Vũ công chuyên nghiệp và vũ công không chuyên khác nhau như thế nào?

Nói nôm na thì vũ công không chuyên là tất cả những người đến với khiêu vũ như đến với một hobby xem khiêu vũ như một thú vui. Còn vũ công chuyên nghiệp thì họ xem khiêu vũ như là nghề nghiệp của họ. Họ dùng những kỹ năng khiêu vũ của họ để giảng dạy và biểu diễn kiếm sống. Đây là khác biệt cơ bản 2 nhóm người trên

Sự phân chia trên mang tính định hướng là chính chứ không nhằm nói đến trình độ khiêu vũ. Không phải cứ ở hạng professional thì sẽ có trình độ phải cao hơn ở hạng amateur.

Nhưng dĩ nhiên khi đã định hướng rồi thì sự phát triển kỹ năng của 2 nhóm người trên cũng khác nhau. Những vũ công không chuyên không dùng hết thời gian và sức lực của mình để luyện tậpvì họ còn phải có việc mưu sinh khác. Chắc chắn là sự tiến bộ của họ không thể nào nhanh bằng những vũ công chuyên nghiệp vì nhóm này xem đây là nghề nghiệp của họ. Các vũ công chuyên nghiệp đã dành hết tất cả vật chất, thể chất và thời gian để tập luyện. Mục đích của họ là được xác nhận đẳng cấp, là sự nổi tiếng để từ đó họ có thu nhập cao hơn. Một vũ công dù đang thi đấu ở hạng không chuyên (Amateur) nhưng bản thân họ có sự định hướng về nghề nghiệp, họ dành hết tất cả cho sự khổ luyện, thì trước sau gì họ cũng chuyển sang thi đấu ở hạng chuyên nghiệp, vì điều này sẽ giúp họ kiếm sống tốt hơn

Do tính cách khác nhau trên nên nói chung những người ở nhóm chuyên nghiệp thường có kỹ năng tốt hơn. Họ phải thi đấu trong môi trường cạnh tranh hơn rất nhiều. Tuy nhiên hiện vẫn có một số vũ công dù đã định hướng nghề nghiệp nhưng họ chỉ thi đấu ở hạng Amateur và điều này khiến sự phân định về kỹ năng giữa 2 nhóm chuyên và không chuyên không được rõ nét.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0


Quay về KHIÊU VŨ BALLROOM (Ballroom DANCING)

Points: 0

cron