Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Hướng dẫn cách nghe nhạc và nhảy đúng nhạc

Khiêu vũ quốc tế

Điều hành viên: docco

Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười 18, 2012, 10:58 am

Nhạc Samba

Nhạc Samba có nhịp điệu rất phong phú và đa dạng, do vậy để cảm nhận được nhạc này, cách hay nhất vẫn là thường xuyên tập nghe nó, chú ý nghe và nhận biết từng phách, từng khuôn. Đó là một cảm thụ nhiều hơn là một sự nhận biết.

Các bạn thường có thói quen chú ý các động tác thực hiện vũ hình của các vũ công trong các clip video, nhưng có thể ít khi nào chú ý đến nhịp điệu của nền nhạc trong clip ấy. Phải thêm thói quen nghe nhịp điệu nhạc giống như xem và phân tích các vũ hình, chắc chắn bạn sẽ biết thêm được nhiều điều thú vị về Samba.

Nhạc Samba có nhịp 2/4, người ta có thể ghép 2 khuôn nhạc liền nhau và đếm 1 2 3 4. Samba là một loại nhạc rất sôi động (có tiết tấu vừa phải, khoảng 100 phách/phút chứ không nhanh như nhiều bạn lầm tưởng), bạn tập nghe các chuỗi âm thanh "& a 1" "& a 2" "& a 3" "& a 4".. . Samba thường chơi dịch phách, trọng âm nằm ở phách 2. Clip sau đây giúp bạn phần nào.

Chú ý:
- Tiếng gõ (tay phải) có âm thanh nhanh đều như ["1" "& a 2" "& a 3" liên tiếp nhau
- Tiếng trống có âm thanh "bùm bùm" như "a 1" "a 2" "a 3" liên tiếp nhau
- Tiếng gõ dùi lên thành trống có âm thanh như "1""2""3" "4 &" liên tiếp nhau. Để biết đâu là phách 1 hay 2, chính hai tiếng gõ liền nhau 4& giúp ta có thể phân biệt sau nó là phách 1. Thông thường nhạc Afro-Cuban hay có 2 tiếng gõ hay trống 4& liền nhau này để sau đó là tiếng gõ/trống cho phách 1.



Nhạc Samba có nhiều nhịp điệu và điệu nhảy Samba cũng có nhiều vũ hình. Các vũ công Samba nhảy vũ hình nào là tùy theo nhịp điệu các nhạc công Samba chơi lúc đó. Có thể kể sơ vài loại

Nhịp điệuVũ hình
1a2Whisk, Walks, Bota Fogo..
1a2a3a4Volta
12&(SQQ)Roll
1&2 (QQS)Lock, Promanade Run
QQQQQQSCorta Jacca


Trước mắt để quen với nhạc Samba, bạn chỉ cần cảm nhận được 2 phách 1 và 2. Nghe và đếm phách 1 2 theo bài tập sau đây, khi đếm đúng rồi thì bạn có thể dùng nó để đếm cho bất cứ vũ hình nào mà bạn đã được học. Sau này khi đã nghe nhiều nhạc Samba, cảm nhận được các nhịp điệu khác nhau của nó thì mới nghĩ đến vũ hình nào thích hợp lúc nào.



Riêng các bạn thi đấu hoặc biểu diễn, cố gắng nhận biết thêm một đoạn gồm 4 khuôn nhạc, được đếm từ 1-8 cho một vũ hình trong Int Samba, nếu có thể. Một đoạn như thế sẽ gồm 2 phần: phần từ phách 1-4 sẽ là chuổi âm thanh cao dần, còn phần từ phách 5-8 sẽ là chuổi âm thanh thấp dần. Các bạn tự biên đạo bài nhảy của mình cũng nên lưu ý điểm này.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha,khiêu vũ,dancesport,ballroom, online,rumba, standard,latin,âm nhạc,solar,năng lượng mặt trời

Re: Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi misavn » Tháng mười hai 17, 2012, 12:08 pm

-kính chào các bạn - tôi xin được các bạn chỉ dẫn cách chọn nhạc khiêu vũ như thế nào cho hợp lý - với từng trình độ -khả năng của người chơi kv-xin cảm ơn
RANDOM_AVATAR
misavn
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
55%
 
Bài viết: 355
Ngày tham gia: Tháng chín 27, 2012, 5:51 pm
Đến từ thành phố: ha noi
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0

Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười hai 18, 2012, 11:43 am


Nhạc Bachata

Nhạc Bachata rất dễ nhận biết, nó có tiết tấu đơn giản với các nhạc cụ nổi trội nhất là guitar bass, trống bongo và bộ lắc tay maraca.

Bachata là một loại nhạc vùng Ca-ri-bê, ít nhiều mang tính đa nhịp của người Phi châu. Bachata có nhịp 4/4 với trọng âm chính nằm ở phách 4 của mỗi khuôn nhạc.

1234

Do vậy khi nhảy Bachata lưu ý phách mạnh nhất không phải là phách 1 để vào câu nhạc. Nhảy Bachata để ý lúc ta nhấc hông (hay gõ chân) ở các bước 4 và 8 trùng với thời điểm có tiếng trống bongo đánh mạnh nhất là đúng.

Khuyến khích sử dụng bước tap (gõ mũi chân xuống sàn, không chuyển trọng tâm) để làm bước chuẩn bị. Khi nghe tiếng trống bongo mạnh ở phách 4, nam "tap" chân trái xuống sàn để thông tin cho nữ và sau đó cả hai cùng bước ở phách 1 tiếp theo.

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện, power saving, thực phẩm chức năng

Re: Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười hai 26, 2012, 12:52 pm

misavn đã viết:-kính chào các bạn - tôi xin được các bạn chỉ dẫn cách chọn nhạc khiêu vũ như thế nào cho hợp lý - với từng trình độ -khả năng của người chơi kv-xin cảm ơn


Tôi không biết có mối liên hệ nào giữa "loại nhạc" và "trình độ khiêu vũ" hay không, nhưng theo tôi thì "cảm nhận âm nhạc" của con người dường như độc lập với "trình độ khiêu vũ" của họ. Không có loại nhạc nào chỉ dành cho vũ công có trình độ cao mà vũ công có trình độ thấp hơn thì chơi không được hay ngược lại. Do đó theo tôi thì bạn cứ chọn bản nhạc nào mà bạn thấy "feel" là được rồi.

Với những bạn chưa có kinh nghiệm gì về nhạc khiêu vũ thì cách hay nhất vẫn là chọn các bài nhạc trong các album nhạc khiêu vũ để nhảy. Ở đó người ta có ghi rõ bản nào để nhảy điệu gì, và nhạc cũng được chơi rất rõ phách, bạn có thể theo đó mà nhảy rất dễ dàng. Khi bạn đã biết nhạc thế nào có thể khiêu vũ được thì tất cả là ở sự lựa chọn của bạn.

Cũng có mấy điều cần nói. Ngoài việc nhạc có được chơi rõ phách để nhảy hay không thì điều thứ 2 nên để ý là tempo (nhanh chậm) của bài nhạc là có gần chuẩn quy định hay không. Nhạc nhanh quá khiến bạn nhảy hụt hơi, chẳng feel gì cả, hay chậm quá cũng làm bạn mất sinh động. Tempo quy định của mỗi vũ điệu có ghi trong bài đầu của các vũ điệu, mục "các nét đặc trưng". Bạn có thể dùng phần mềm BPM để kiểm tra tempo bài nhạc.

Chọn đúng thể loại nhạc để nhảy là điều thứ 3 nên để ý. Người ta có những nghiên cứu khoa học cho thấy rằng trong kho tàng nghệ thuật thì chỉ có mỗi âm nhạc là làm cho con người ta nhảy (dĩ nhiên, vì xem tranh có làm ai cảm hứng nhảy nhót bao giờ). Điều này ai cũng biết nhưng tôi muốn nói đến cái vế khác: "âm nhạc là làm cho con người ta nhảy, và nhảy theo cái cách của âm nhạc". Bạn thử nhảy Cha Cha trên một nền nhạc có âm hưởng Rock n Roll sẽ thấy thế nào? Dường như các bước nhảy của bạn cứ muốn chasse nhảy dựng lên chứ không phải là lắc hông qua lại. Hoặc bạn thử nhảy Jive với nhạc không phải của nó thì người ta thấy dường như bạn nhảy không có bounce.

Thứ 4 là bài nhạc đừng quá ngắn làm người ta thấy hụt hẩng hay dài quá làm người ta chán. Khi có đủ kiến thức, bạn có thể xem việc chọn nhạc để khiêu vũ như là một thú vui. Tôi biết có nhiều bạn rất đam mê khi chọn cho mình một album nhạc khiêu vũ Giáng sinh, album nhạc khiêu vũ Mừng Xuân, album nhạc khiêu vũ Tình Ca, ...

Bản thân tôi thì cứ bài nhạc nào khi nghe mà tôi muốn đứng lên nhảy thì tôi xếp nó vào loại nhạc tốt nhất để khiêu vũ.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard

Re: Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi PhoenixHCMC » Tháng một 14, 2013, 11:56 am

Đây là bài giảng của ông Cristian về âm nhạc trong dancesport mà ông đã dạy trong 2 buổi congress 2009 ở Nha Trang do Liên đoàn Hà Nội tổ chức và ở Tp.HCM năm 2009 và 2010 do Liên đoàn Tp tổ chức.

StandardTempoTimeAccents
Waltz28-303/41° strong
Tango31-332/41° and 2° strongs
Viennese Waltz58-603/41° strong
Slowfoxtrot28-304/41° strong, 3° half strong
Quickstep50-524/41° strong, 3° half strong
LatinTempoTimeAccents
Samba50-522/42° strong
Cha Cha Cha30-324/41° strong, 3° half strong
Rumba25-274/44° strong
Paso Doble60-622/41° strong
Jive42-444/42° and 4° strong


Đảo phách (syncopate)

& , and : có giá trị ½ phách đứng trước. Ví dụ: giá trị phách 1 & 2 = ½ ½ 1; Giá trị phách 1 2 and = 1 ½ ½
a : có giá trị ¼ phách đứng trước. Ví dụ: giá trị phách 1 a 2 = ¾ ¼ 1; Giá trị phách 1 and a 2 = ½ ¼ ¼ 1

 ! docco đã viết:
Có rất nhiều người lầm lẫn giữa đảo phách (syncope) và chẻ phách (split).
- Đảo phách (syncope): gọi đúng là dịch phách, nghĩa là dời trọng âm - thường là ở phách 1 và 3 - sang nơi khác.
- Chẻ phách (split): là chẻ một phách ra là 2 làm 3.. Thí dụ ta xen bước & hay a vào giữa 2 bước của 2 phách chính.

Lưu ý, Foxtrot là điệu nhảy, không phải là một thể loại nhạc. Nhạc để chơi Foxtrot và QStep thường là nhạc Afican American (Mỹ da đen), như nhạc Jazz, là loại nhạc có syncopation (dịch phách) cho nên 2 và 4 là thường phách mạnh (strong beat) chứ không phải 1 và 3. Cho nên cần nhớ 3 điệu Jive, Foxtrot và Quickstep là chơi trên nền nhạc Mỹ da đen có dịch phách. Người Châu Âu lại thường chơi nhạc cho Foxtrot không dịch phách.

Ở Tango 2/4 thì phách 1 là phách mạnh phách 2 nhẹ như Milonga, và chẳng bao giờ có các phách mạnh bằng nhau. Nhạc Tango phổ biến là 4/4, người ta có thể chơi Tango thông thường (phách 1 và 3 mạnh) hoặc dịch phách với & trước phách 1 là trọng âm.

Thêm nữa, Cha Cha Cha có dịch phách, nên 3 không là phách mạnh mà là phách 4, nó kết hợp với phách mạnh nhất là 1 để hình thành âm điệu "Cha-Cha-Cha" (4&1)

Âm nhạc là một điều huyền diệu, đôi khi nghe nó cả hàng chục ngàn lần chưa chắc đã cảm thụ được gì nhiều !
RANDOM_AVATAR
PhoenixHCMC
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Đến cấp kế tiếp:
30%
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Tháng mười hai 06, 2012, 2:08 pm
Điểm (Points): 0
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard

Re: Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng hai 19, 2013, 3:57 pm



Cách phân biệt các dòng nhạc Tango.

Trước tiên ta sơ lược một chút về nhạc Tango

Nhạc Tango rất nhiều loại, nó phát triển từ thế kỷ 17 và đã biến đổi thành rất nhiều biến thể. Dù rằng Tango phát triển ở Nam Mỹ nhưng cái gốc nó lại xuất phát từ các cộng đồng di trú người Châu Âu và dùng các loại nhạc cụ châu Âu.

Thời kỳ đầu, nhạc Tango là nhạc không lời. Bài El Choclo của Angel Villoldo được biết đến như là bài Tango ghi âm đầu tiên (năm 1905).


Nghe bài El Choclo của Angel Villoldo


Từ năm 1910, người ta bắt đầu thêm lời ca cho nhạc Tango, như bài Mi Noche Triste của Pascual Contursi, và từ đó Tango có thể chơi như một loại nhạc để hát và nghe thưởng thức. Thời kỳ này nổi lên Carlos Gardel được xem là Vua Tango (King of Tango), một người được cho là sáng tác và hát Tango hay nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, nhạc của Carlos Gardel không thể dùng để nhảy Tango được.


Nghe bài Mi Noche Triste của Pascual Contursi qua giọng ca Carlos Gardel


Nhạc Tango chủ yếu chơi bằng bandoneon. Một ban nhạc Tango cơ bản có 2 violon, 2 bandoneon, 1 piano và 1 vilon-bass. Ngoài các nhạc cụ cơ bản này, họ có thể có thêm vài nhạc cụ khác nữa như sáo, guitar...

Hình ảnh
Bandoneon, nhạc cụ chủ đạo trong Argentina Tango


Thời kỳ huy hoàng của nhạc Tango là thời kỳ "Golden Age" từ năm 1935-1955. Giai đoạn này có rất nhiều ban nhạc Tango lớn và nhiều bài hát Tango ra đời.

Nhạc Argentina Tango đa dạng không chỉ ở số lượng mà còn ở phong cách. Chỉ trong thế kỷ qua đã có rất nhiều loại nhạc Tango được sáng tác theo các phong cách khác nhau bởi các dàn nhạc khác nhau. Chính sự phong phú này đã làm cho vũ công Argentina Tango dành cả đêm chỉ nhảy mỗi điệu Tango.

Bốn bậc thầy đại diện cho giới sáng tác nhạc để nhảy Argentina Tango là các nhạc sĩ nổi tiếng Juan D'Arienzo, Carlos di Sarli, Aníbal Troilo và Osvaldo Pugliese. Họ sáng tác và chơi nhạc Tango với mục đích để khiêu vũ.


Nghe La Cumparsita của Juan D'Arienzo


Trong khi nhạc và điệu nhảy Tango ở Nam Mỹ phát triển như trên thì ở châu Âu người ta dùng dòng nhạc cổ điển như của Bizet, Beethoven hay Tchaikovsky để khiêu vũ. Dàn nhạc nổi tiếng chơi nhạc khiêu vũ có thể kể đến là Empress Orchestra. Họ ít dùng bandoneon, hoặc thay thế bandoneon bằng accordion, nên tiếng nhạc không nhày nhụa như nhạc Argentina Tango. Các phách được trống giữ nhịp nghe rất rõ ràng và đều đặn từ đầu đến cuối.


Nghe bài nhạc La Mariposa do dàn nhạc Empress Orchestra chơi cho cuộc thi Blackpool 2010


Nhạc Tango có 3 biến thể chính là Milonga, Tango và Vals.

Vals có 3 phách 123 giống như Waltz còn Tango chơi rõ 4 phách, với phách 4 chẻ ra với syncop ở 4& như ta đã biết. Ở đây ta nói thêm Milonga.

Milonga có trước Tango, cấu trúc một bar cơ bản của Milonga có dạng Hananera như sau:

Hình ảnh

Như thế, ở mỗi khuôn nhạc sẽ tương tự "SaQQ" và ta sẽ nghe các chuổi âm thanh "aQ Q S" - "aQ Q S", tỉ như trong bài Gipsy Tango sau:



Milonga còn chơi ở 2 dạng nữa là Habanera syncop và Habanera 3-3-2.

Habanera syncop chơi nhanh liên tục "aQaQQ" còn Habanera 332 có chuổi âm thanh staccato nghe ngắt đoạn (vang lên rồi ngưng): "aQ . . aQ . . Q ."

Các bạn hãy nghe chuổi âm thanh staccato của Habanera 3-3-2 ở phút 1:37 của clip sau:



Cuối cùng, hãy thưởng thức lại bài El Choclo để nhận dạng các cách chơi milonga này

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard

Re: Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi cuty2000 » Tháng mười một 03, 2013, 12:08 am

Bác docco... Bác docco.....! Bác làm em hoang mang rồi đấy...!
Nhờ trên rất nhiều hướng dẫn của bác ở đây, em đã rành rọt và làm chủ phách và nhịp nhạc như lòng bàn tay mình. Hôm nay, quay lại đọc bài này, em đọc phải câu "Khiêu vũ không phải là nhảy theo phách theo nhịp của âm nhạc". Mà em thì đang nhảy theo phách theo nhịp, vậy là em đang nhảy sai? Ví dụ như Samba và Cha cha, nếu em không nhảy theo tiếng đập phách của nhạc (Tiếng trống) thì em nhảy theo cái gì bây giờ, và Rumba hay Bachata hay gì gì đi nữa em cũng thực hiện bước nhảy căn cứ vào nghe phách (cho dù có đoạn vài nhịp nhạc liền nó chỉ đập mỗi phách 1, em vẫn đếm được các phách còn lại).
Bác làm ơn giải tỏa cái hoang mang này cho em với! Cảm ơn bác nhiều.
RANDOM_AVATAR
cuty2000
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Tháng bảy 06, 2012, 10:22 pm
Đến từ thành phố: Hanoi
Điểm (Points): 1
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0

Re: Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười một 03, 2013, 12:07 pm

cuty2000 đã viết:Bác docco... Bác docco.....! Bác làm em hoang mang rồi đấy...!
Nhờ trên rất nhiều hướng dẫn của bác ở đây, em đã rành rọt và làm chủ phách và nhịp nhạc như lòng bàn tay mình. Hôm nay, quay lại đọc bài này, em đọc phải câu "Khiêu vũ không phải là nhảy theo phách theo nhịp của âm nhạc". Mà em thì đang nhảy theo phách theo nhịp, vậy là em đang nhảy sai? Ví dụ như Samba và Cha cha, nếu em không nhảy theo tiếng đập phách của nhạc (Tiếng trống) thì em nhảy theo cái gì bây giờ, và Rumba hay Bachata hay gì gì đi nữa em cũng thực hiện bước nhảy căn cứ vào nghe phách (cho dù có đoạn vài nhịp nhạc liền nó chỉ đập mỗi phách 1, em vẫn đếm được các phách còn lại).
Bác làm ơn giải tỏa cái hoang mang này cho em với! Cảm ơn bác nhiều.


Rất hay là cuty2000 đã quay lại và đọc lại bài ! Và tôi rất mong là cứ mỗi lần đọc lại bài, bạn lại tìm ra thêm một điều gì đó bổ ích cho bạn. Cũng như tôi, mỗi khi quay lại những vấn đề tưởng như đơn giản nhất thì lại thấy còn nhiều điều phức tạp bên trong.

Ban đầu, bạn chưa biết phách và nhịp để khiêu vũ, bạn tham khảo bài viết và rút ra nhũng điều bổ ích cho mình. Bây giờ bạn đã hiểu rõ và làm chủ về phách và nhịp, đọc lại bài viết bạn thấy dường như có một điều gì đó không ổn: "Khiêu vũ không phải là nhảy theo phách theo nhịp của âm nhạc, nhưng ở giai đoạn đầu làm quen với âm nhạc, ta cần phải hiểu về nó."

Xin chúc mừng là bạn đã tiến một bước dài.

Tôi hiểu rằng khi bạn thắc mắc thì bạn cũng đã có câu trả lời. Cái hay là bạn có thắc mắc để tìm hiểu, để tiến bộ. Có lẻ tôi không cần giải thích dài dòng về vấn đề này.

Đức Phật có dạy rằng: "nhìn theo tay ta để thấy trăng, nhưng đừng để ánh trăng bị tay ta che khuất". Phách và nhịp chỉ là phương tiện, cái mà bạn cần hướng đến chính là âm nhạc.

Hãy xem thêm bài Máy đánh nhịp của riêng bạn

Dance on beat (nhảy theo phách nhạc): lúc đầu người ta phải làm quen với khiêu vũ cho nên thường nhảy theo phách, đầu óc thường để ý các tiếng gõ (thường là tiếng trống) để nhận ra phách mà khiêu vũ. Lúc này họ hoàn toàn không thể nhận thức được nhạc đang buồn hay vui, đang trầm hay bổng, đang diễn đạt cái gì.

Dance on music (nhảy theo nhạc): khi đã qua trình độ cơ bản, người nhảy giờ đây không còn nghe phách đánh nữa, đầu óc và tâm hồn họ giờ đây cảm nhận được âm nhạc và họ bước theo âm nhạc với những chuyển động nhanh, chậm, buồn, vui theo nhạc.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0

Re: Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng tư 04, 2014, 3:42 pm


Cách nghe nhạc cho điệu Bebop Sài Gòn


Nếu như các điệu nhảy swing Mỹ gắn liền với nhạc Jazz thì người Sài Gòn lại ít dùng nhạc Jazz Việt để nhảy Bebop. Có lẻ vì các bài nhạc Jazz Việt thường có tiết tấu chậm không gây hứng khởi và họ thường chọn những bài nhạc Rock nhanh hơn để nhảy Bebop. Trước 1975, những bản nhạc rock Sài Gòn của các ban nhạc trẻ như Phượng Hoàng, The Dream, CBC ... thường được chọn để nhảy Bebop.



Theo tôi, bài Jazz Việt này có giai điệu không hấp dẫn lắm để nhảy Bebop





Các bài nhạc rock này thường lại gây hứng khởi để nhảy Bebop[/alignv

[alignv=center]

Bản pop này của ABBA cũng vô cùng hứng khởi



Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện, power saving, thực phẩm chức năng

Re: Hướng dẫn cách nghe nhạc và nhảy đúng nhạc

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng năm 09, 2014, 11:26 pm


Nhạc & vũ điệu Slow Sài Gòn

Đã lâu rồi không còn những khoảng lặng trong các vũ trường Sài gòn, không còn những giây phút cho những đôi tình nhân tâm sự, hoặc thổn thức hay âu yếm bên nhau. Cuộc sống bây giờ quá vội vã. Các vũ trường thì đầy rẫy rượu bia, khói thuốc và thuốc lắc, lúc nào cũng có những cặp loa công suất lớn phát nhạc dồn dập muốn xé toạt màng nhỉ người nghe. Những nhận thức về âm nhạc hay nghệ thuật trong xã hội ngày nay phải chăng đang trên đà tụt dốc.

Slow, vũ điệu tình nhân với không gian lãng mạn, ánh sáng huyền ảo nay không còn thấy ở các vũ trường nữa. Với Slow, người ta không phải để di chuyển, để xoay vòng mà là để lắng nghe những khoảng lặng sâu thẳm nhất của 2 người.

Có nơi người ta cũng mở nhạc Slow, cũng nhảy Slow, nhưng nhảy với quan niệm đẹp "thời thượng?", nhảy Slow với các kiểu ter, kiểu xoay rất "dị hợm", vốn không phải là bản chất của vũ điệu Slow Sài Gòn.

Hình ảnh

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện, power saving, thực phẩm chức năng

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về KHIÊU VŨ BALLROOM (Ballroom DANCING)

Points: 0

cron