Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Âm nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 13, 2012, 11:39 am

nhạc sỹ Văn Cao
Bến Xuân - 1942 (Thái Thanh trình bày)



Bài hát Bến xuân là một trong những sáng tác của nhạc sỹ Văn Cao năm 1942 với sự tham gia viết lời của nhạc sỹ Phạm Duy.


Về sau Văn Cao đặt lời hai cho bài hát và lấy tên Đàn chim Việt.


(Ánh Tuyết với lời bài hát Đàn Chim Việt)

Văn Cao (15/11/1923 – 10/07/1995) là một nhạc sĩ lớn của Việt Nam. Ông là tác giả của Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam. Văn Cao còn là một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị.
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 13, 2012, 12:07 pm


Tình Ca - 1952 (Thái Thanh trình bày)


Tình ca là một bài hát mang đậm nét dân ca, được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác năm 1952.

Nhạc phẩm Tình ca nói lên tình quê hương đất nước của một người Việt Nam.
* Lời 1 bắt đầu với câu "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời..." là sự cảm khái của dân Việt với thân phận của quê hương mình.
* Lời 2 ca ngợi vẻ đẹp của đất nước: "Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh...", những hình ảnh dãy Trường Sơn, sông Cửu Long, sông Hương, sông Hồng... xuất hiện như vẽ lên một dải đất nước nối liền xinh đẹp.
* Lời 3 nói lên tình cảm của mình với những con người Việt chân lấm tay bùn, từ đời này cho đến thuở xưa. Ở cuối mỗi phần lời, Phạm Duy dùng bốn câu thơ lục bát, là thể thơ riêng của Việt Nam để tóm tắt lại ý nghĩa.

Lời bài này rất được yêu thích vì rất chân thành, tha thiết mà mang đậm tính dân ca Việt Nam (đa phần là lục bát và lục bát biến thể).

Ngoài bản Tình ca, nhạc phẩm Bà Mẹ Gio Linh cũng là một sáng tác bất hủ của Phạm Duy và đây là bài ca đầu tiên viết về những người mẹ Việt anh hùng.

Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 13, 2012, 12:09 pm

Người Hà Nội - 1947
(NSND Lê Dung hát)



Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi

Một đêm ở ngoại thành, bên chiếc đàn piano cũ kỹ trong nhà dân, Nguyễn Đình Thi đã làm rung lên những giai điệu bất diệt. Và "Người Hà Nội" đã ra đời. Bài hát ca ngợi Hà Nội và những dấu ấn lịch sử lên con người và thành phố, từ thời gian cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nhạc sĩ Nguyễn Đinh Thi sáng tác bài hát này đầu năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ vừa mới nổ ra được ít ngày, sau khi cả Hà Nội đã lên đường sơ tán theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tên gọi ban đầu là Bài hát của một người Hà Nội. Mặc dù bản thân nhạc sĩ từng thổ lộ ông không được học cao về âm nhạc, bài Người Hà Nội của ông thực sự đòi hỏi ca sĩ trình bày phải có trình độ thanh nhạc tốt bên cạnh một nhạc cảm tốt, cái nhạy bén vốn có trong tâm hồn người Tràng An.
Trong bài hát này, Nguyễn Đình Thi đã có một câu hát nhắc lại nguyên văn câu mở đầu một tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao. Đó là câu "Đoàn quân Việt Nam đi" của bài Tiến quân ca.
Nguyễn Đình Thi (1924–2003) là một nhà văn và nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại.
Trong những ngày khởi nghĩa tháng Tám 1945 sục sôi, Nguyễn Đình Thi cũng cho ra đời "Diệt phát xít" - ca khúc đi vào bất tử trong lòng mỗi người dân đất Việt, là một trong 3 bài được đề cử làm quốc ca Viêt Nam Dân Chủ cộng Hòa.


Diệt phát xít


(NSƯT Thanh Vinh trình bày)
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 16, 2012, 12:27 am

Sinh viên hành khúc - 1939
(Hợp ca)



nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Sinh viên hành khúc là một sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, bài hát này còn có một phiên bản sửa đổi khác là Tiếng gọi công dân - quốc ca của Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng hòa từ 1948 đến 1975.

Nguồn gốc Nguyên thủy bài này là bài "La Marche des Étudiants" ra đời cuối năm 1939, do Lưu Hữu Phước sáng tác nhạc, Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) trường trung học Petrus Ký. Bài hát nhanh chóng trở thành bài hát chính thức của học sinh miền Nam thời bấy giờ. Năm 1941, Tổng hội Sinh viên Đông Dương đã chọn bài hát này làm bài hát chính thức và Lưu Hữu Phước đã viết lại lời tiếng Việt với tên gọi Sinh viên hành khúc, chia thành 3 phần. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là phần 1 của bài hát. Năm 1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập, lấy hiệu kỳ là cờ vàng sao đỏ. Bài hát cũng được thay đổi một chút và trở thành bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong với tên gọi Tiếng gọi thanh niên hay Thanh niên hành khúc. Tương truyền, có rất nhiều tổ chức yêu nước khác ở miền Nam cũng lấy bài này sửa lại để làm ca khúc chính thức nên bài hát có rất nhiều dị bản.

Năm 1948, chính phủ của Nguyễn Văn Xuân đã chọn bài Tiếng gọi thanh niên làm quốc ca với tên mới là Tiếng gọi công dân hay Công dân hành khúc. Năm 1956, sau khi Việt Nam Cộng hòa thành lập, Đài Phát thanh Sài Gòn đã sửa chữa một vài đoạn để làm thành bản quốc ca của Việt Nam Cộng hòa.

Lưu Hữu Phước (1921-1989) là một Nhạc sỹ lớn, là tác giả của những bản hùng ca. Hát Giang trường hận (sau sửa chữa và đổi tên thành Hồn tử sĩ), Bạch Đằng giang, Ải Chi Lăng, Hội nghị Diên Hồng, Hờn sông Gianh... đã để lại dấu ấn trong lịch sử tân nhạc Việt Nam, được xem là đỉnh cao của thể loại bài hát về đề tài lịch sử của Việt Nam, nhằm hun đúc tình thần dân tộc cho thanh niên Việt Nam.


Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 16, 2012, 12:59 am

Giọt Mưa Thu - 1942
(Thái Thanh trình bày)




Giọt mưa thu là nhạc phẩm cuối cùng Đặng Thế Phong (1918 – 1942) viết vào những ngày cuối đời trên giường bệnh. Ban đầu bản nhạc mang tên Vạn cổ sầu, nhưng theo ý một vài người bạn, ông đặt lại là Giọt mưa thu cho bớt sầu thảm hơn.

Theo nhận xét của Phạm Duy, các sáng tác của Đặng Thế Phong là khởi đầu cho dòng "nhạc thu" Việt Nam. Người ta cho rằng bài "Ướt Mi" đầu tay của Trịnh Công Sơn chịu rất nhiều ảnh hưởng của nhạc phẩm này. Giọt mưa thu cũng là cảm hứng cho nhạc sĩ Hoàng Dương sáng tác bài Tiếc thu nổi tiếng.

Hình ảnh

Sự nghiệp âm nhạc của Đặng Thế Phong không nhiều, chỉ vỏn vẹn có ba nhạc phẩm: Đêm thu ca khúc viết cho lửa trại của học sinh Hà Nội 1940, Con thuyền không bến hoàn chỉnh tại Nam Vang, trình diễn lần đầu tại rạp Olympia, Hà Nội năm 1941 và Giọt mưa thu 1942. Nhưng cả 3 bài của ông đều là những nhạc phẩm bất hủ.

Đặng Thế Phong được xem như một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của thời kỳ tiền chiến. Ông mất năm 24 tuổi vì bệnh lao trên một căn gác số 9 phố Hàng Đồng, Nam Định năm 1942.


Đêm Thu - 1940
(Thu Hà trình bày)




Con Thuyền Không Bến - 1941
(Ngọc Hạ trình bày)

Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 17, 2012, 12:29 am

nhạc sĩ Lê Thương
Hòn vọng phu (1943-1947)
(ca sĩ Ánh Tuyết trình bày)

Phần 1: Đoàn người ra đi

Phần 2: Ai xuôi vạn lý

Phần 3: Người chinh phu về


Hòn vọng phu trong tác phẩm của Lê Thương (1919-2002) có nội dung khác với sự tích Hòn Vọng Phu trên đỉnh núi Bà, Bình Định (Hai người anh em gặp nạn xa nhau, về sau gặp lại không biết đấy là anh em. Họ yêu nhau, cưới nhau làm vợ chồng, rồi sinh ra một đứa con. Một hôm người chồng nhìn thấy dấu ấn trên mình người vợ, nhận ra đó là em gái mình. Đau đớn quá, người chồng từ biệt vợ ra đi. Người vợ thì không biết chuyện đó, cứ tưởng chồng đi làm vài ngày rồi sẽ về, nhưng chờ mãi vẫn không thấy, vài tháng, vài năm, vẫn trên đỉnh núi ôm con đứng đợi. Cho đến rất lâu sau, người ta thấy nơi đó một hòn đá hướng ra vùng trời xa thẳm, chính là người vợ bồng con đã hóa đá vì chờ chồng).

Hòn vọng phu là một bản trường ca nổi tiếng được nhạc sĩ Lê Thương sáng tác từ năm 1943 đến 1947, được xem như một trong những tác phẩm lớn nhất của tân nhạc Việt Nam. Đây là một trong những bản nhạc mang tính trường ca đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Trong nhạc phẩm này, Lê Thương đã sử dụng nhuần nhuyễn âm giai ngũ cung của Việt Nam, phối hợp với tiết điệu Tây phương để kể về mối tình chia cắt của người chồng và người vợ do chiến tranh loạn lạc. Văn Cao cũng từng thừa nhận ảnh hưởng bởi Lê Thương với phong cách âm nhạc bắt nguồn từ âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

Phần 1 (Đoàn người ra đi): Khi chiến tranh nổ ra,người chồng theo lệnh vua tòng quân với lời hẹn ước chỉ một thời gian sẽ trở về

Phần 2 (Ai xuôi vạn lí): Nhưng thời gian cứ bằng bẵng trôi,người vợ chờ đợi mãi vẫn không thấy chồng trở về. Chiều nào nàng cũng bồng con ra ngóng tin chồng, vết chân nàng đi dần hằn sâu trên phiến đá.Cỏ cây, hoa lá,sông núi,nước non...cả đất trời đều thương cảm cho nàng,đều giúp nàng ngóng tìm chồng,xem chàng đã về hay chưa.Ngóng trông mãi,đến lúc tất cả đều khuyên nàng đừng chờ đợi nữa,hãy "trở về chớ đừng để xuân tàn".Thế nhưng,nàng vẫn chờ,chờ mãi nơi ấy.Nước mưa,bụi thời gian tuôn xối xả lên nàng,"thấm vào đến tận tâm hồn đứa con".Ngày tháng dần trôi,nàng và con dần hóa đá vì chờ chồng.

Phần 3 (Người chinh phu về): Người chồng, sau khi vượt qua biết bao gian khổ,hiểm nguy,cuối cùng đã thực hiện được lời hứa, trở về với nàng.Nhưng...đã quá muộn,nàng đã không còn để gặp chồng,chỉ còn "vết bước đi trên phiến đá mòn còn in dấu" và nỗi tiếc thương lưu truyền mãi đến muôn đời sau.

Chi tiết về cuộc đời của nhạc sĩ Lê Thương ít thấy được nhắc đến, ít người biết rõ. Có thể ông có bản tính ít phô trương và sống cuộc đời giản dị. Lê Thương tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh năm 1914 tại Nam Định. Cũng có người rằng ông sinh tại Hà Nộị. Theo tập sách Hồi Ký Phạm Duy, Lê Thương là một thầy tu nhà dòng hoàn tục.

Lê Thương tuy là nhạc sĩ có hạng, nhưng nghề nghiệp chính lại là nghề dậy học. Ông là giáo sư Sử Địa, có một thời gian giảng dạy tại một số trường trung học tư ở Sài Gòn. Ông cũng có lúc làm công chức ở Trung Tâm Học Liệu, bộ Quốc Gia Giáo Dục.

Nhạc sĩ Lê Thương mất năm 1996 tại Việt Nam.
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 17, 2012, 1:02 am

nhạc sĩ Dương Thiệu Tước
Tiếng Xưa - 1950
(ca sĩ Thái Thanh trình bày)



Mặc dù học nhạc và kỹ thuật sáng tác nhạc Tây Phương, nhưng các tác phẩm của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước vẫn đượm hồn dân tộc, đúng như báo Thời Nay lúc đó kêu gọi. Trong một ấn phẩm viết tay, ông ngỏ ý: "Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền".

Các nhà phê bình nhạc cho rằng ý nghĩ này đã được thể hiện rõ trong các tác phẩm Tiếng Xưa (Stimme der Vergangenheit) và Đêm Tàn Bến Ngự (Die Nacht endet an königlicher Anlegestelle) được ông sáng tác vào đầu thập niên 1950. Theo các nhà khoa học nghiên cứu âm nhạc thì bài Đêm Tàn Bến Ngự được viết dựa theo các điệu Nam Bình, Nam Ai nổi bật cá tính của Huế.

Dương Thiệu Tước (1915–1995) được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam.


Đêm Tàn Bến Ngự - 1950
(ca sĩ Ánh Tuyết trình bày)

Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 19, 2012, 12:14 am

Đêm đông - 1939 (ca sĩ Mai Hương trình bày)



nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương
Năm 1939, Nguyễn Văn Thương ra Hà Nội học. Trong đêm giao thừa năm đó, vì không có tiền để về Huế, ông đi lang thang trên những con phố của Hà Nội và sáng tác nhạc phẩm Đêm đông bất hủ.

nhạc sĩ lúc còn trẻ
Nguyễn Văn Thương (1919-2002) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, thuộc thế hệ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của những ca khúc tiền chiến bất hủ như Đêm đông, Trên sông Hương và những ca khúc kháng chiến như Bình Trị Thiên khói lửa.

Nguyễn Văn Thương sinh tại Thừa Thiên-Huế. Năm 9 tuổi, ông học đàn nguyệt và tự học ký xướng âm qua sách của Pháp.
Năm 1936, tốt nghiệp Quốc học Huế, ông viết bài Trên sông Hương, cũng là một trong những tác phẩm tân nhạc đầu tiên ở Huế.



Trên sông Hương - 1936
(ca sĩ Lê Dung trình bày)

Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 19, 2012, 12:20 am

Hoài cảm - 1952 (ca sĩ Sĩ Phú trình bày)

nhạc sĩ Cung Tiến


Không ai có thể ngờ rằng Cung Tiến sáng tác bài nhạc bất hủ này (cùng với bài Thu Vàng) khi ông chỉ mới 14 tuổi (năm 1952).

Cung Tiến (sinh 27-11-1938) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng theo dòng nhạc tiền chiến. Mặc dù Cung Tiến chỉ xem âm nhạc như một thú tiêu khiển nhưng ông đã để lại nhiều nhạc phẩm bất hủ, nổi tiếng nhất là hai bài "Hoài cảm" và "Hương xưa"

Nhạc phẩm Hương Xưa cũng là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Cung Tiến, viết năm 1955, với lời đề tặng ca sĩ Duy Trác.

Hương Xưa - 1955 (ca sĩ Duy Trác trình bày)

Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 19, 2012, 12:44 am

nhạc sĩ Doãn Mẫn
Biệt ly - 1939


(ca sĩ Ý Lan)

Những năm cuối thập kỷ 1930, ga Hàng Cỏ Hà Nội là nơi chia ly của nhiều đôi tình nhân, khi các thanh niên lên đường làm lính lê dương cho quân đội Pháp. Chứng kiến nhiều cuộc chia tay ở đó, Doãn Mẫn đã viết bài Biệt ly, nhạc phẩm nổi tiếng nhất của ông.

"Tôi viết Biệt ly năm tôi vừa 20 tuổi. Hồi đó, cha tôi làm việc ở ga Hàng cỏ, Hà Nội. Nhà ở gần ga nên tôi thường hay ra ga chơi, chứng kiến nhiều cuộc chia tay đầy nước mắt trên sân ga, nhất là những đôi trai gái yêu nhau nhưng vì hoàn cảnh phải ly biệt. Điều đó khơi dậy trong lòng tôi nhiều cảm xúc và tôi có ý định sáng tác một bài hát về đề tài chia ly. Tôi nghĩ rằng tôi sáng tác bài Biệt ly với rất nhiều kỷ niệm. Qua những cuộc chia ly mà tôi được chứng kiến ở sân ga Hà Nội, ở bến cảng Hải Phòng đã cho tôi rất nhiều xúc động. Tôi đã dự kiến làm bài Biệt ly này từ năm 1937, tức là năm tôi bắt đầu sáng tác. Nhưng mà rồi có nhiều trường hợp khác cho nên tôi lại viết về chủ đề khác, cho đến năm 1939, có mấy việc dồn dập đến, tôi trở lại cái đề tài này. Có những buổi biểu diễn ở các rạp, một phần nữa do các anh em ở trường Bưởi làm ca cảnh, cho nên cái bài đó mới được phổ biến."

Doãn Mẫn (1919 – 2007), còn được viết Dzoãn Mẫn, là một nhạc sĩ nhạc tiền chiến nổi tiếng, thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam.
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Trang kế tiếp

Quay về ÂM NHẠC (Music)

Points: 0

cron