Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Sự phát triển của nhạc khiêu vũ

Gửi bàiĐã gửi: Tháng mười một 24, 2013, 4:08 pm
gửi bởi docco
A. Nhạc không lời

Trong 40 năm qua, những CD nhạc khiêu vũ Ballroom tốt nhất đã đến từ các ban nhạc khiêu vũ ở Anh và Đức, và trong những năm gần đây, từ Nhật Bản và Italy. Thập niên 1960 và trước đó, nhạc khiêu vũ Ballroom là của các dàn nhạc của Victor Silvester và Joe Loss tại Anh, và của Hugo Strasser và Max Greger tại Đức. Hầu như tất cả các ghi âm này được chơi bằng nhạc cụ và có tempo cố định, nghĩa là ban nhạc chơi ở nhịp độ thích hợp cho một điệu nhảy và giữ nó ổn định trong suốt thời gian ghi âm.

Joe Loss Orchestra
joe loss.jpg

Victor Silvester Orchestra
VictorSylvesterBand.jpg



Tại Hoa Kỳ có nhiều dàn nhạc lớn chơi cho khiêu vũ, nhưng chỉ có dàn nhạc Jack Hansen Orchestra tại New York chơi với tempo cố định và là dàn nhạc duy nhất thích hợp cho các cuộc thi khiêu vũ. Các nhạc sĩ này thường chơi cho cả các cuộc thi Standard và Latin tại giải vô địch Ballroom hàng năm của Hoa Kỳ tại Waldorf - Astoria. Ngoài ra họ cũng đã từng chơi cho cuộc thi Standard của giải vô địch chuyên nghiệp thế giới tổ chức lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, thành phố New York, năm 1973. Dàn nhạc Machito Orchestra, cũng của Mỹ, rất nổi tiếng về chơi nhạc La tinh, mặc dù có một số tempo dường như còn xa lạ đối với các vũ công từ nước ngoài. Đối với các cuộc thi khiêu vũ khác ở Hoa Kỳ, nhạc được thực hiện bởi các DJ như của George Chopourian ở miền Đông hay Joe và Bobbie Rodgers ở miền Tây.

Năm 1962 hãng nhạc mới thành lập Telemark Dance Records bắt đầu nhập khẩu đĩa 45s polymer từ Anh của Victor Silvester và Joe Loss, và sau đó nhập một ít từ Đức của Hugo Strasser và Max Greger, và họ bắt đầu thay thế các đĩa 45s phổ biến và một số đĩa của các phòng thu như Hoctor Records để dùng cho khiêu vũ trong trường hay ở các cuộc thi. Ngay sau đó Telemark Records bắt đầu sản xuất, dưới giấy phép của các công ty Anh và Đức, đĩa 45s và LP của các ban nhạc Anh và Đức. Cũng trong thời gian này, dàn nhạc Jack Hansen bắt đầu thu âm, và các bản thu âm này cũng trở nên phổ biến.

Thế nhưng, vào giữa những năm 1970, Jack Hansen tự tử, và ban nhạc của anh, cũng là ban nhạc duy nhất của Mỹ chơi theo strict tempo, phải rã nhóm. Sau đó, nhạc chơi cho các giải vô địch khiêu vũ Mỹ được lấy từ các DJ Jack và Judy Hughes, bắt đầu từ khoảng năm 1980 và tiếp tục cho đến ngày nay. Dàn nhạc khiêu vũ phổ biến nhất của các trong studio của Mỹ trong giai đoạn này là Gunter Noris của Đức, được gọi là "The Big Band của Bundeswehr."

B. Nhạc có lời

Đầu thập niên 1980, các vũ công chuyên nghiệp Anh bắt đầu sử dụng nhạc có lời, do các ca sĩ nổi tiếng Anh và Mỹ hát, cho các chương trình của họ. Hãng thu âm Telemark Dance Recordsđi theo xu hướng này và trong vòng vài năm, họ đã sản xuất 10 single, theo giấy phép của công ty thu âm, trong series "Sing and Dance". Các nghệ sĩ chủ yếu là của Anh, như Singers Mike Sammes, Vince Hill, và những người khác. Cùng thời gian này, DJ Jack và Judy Hughes bắt đầu sử dụng nhạc có lời cho các cuộc thi khiêu vũ, kể cả Frank Sinatra.

Bắt đầu từ thập niên 1990, các công ty thu âm châu Âu đã nổi lên trong lĩnh vực sản xuất nhạc khiêu vũ và bắt đầu phát hành nhạc khiêu vũ có lời với số lượng ngày càng tăng. Họ sản xuất nhiều collection của các ca sĩ, trong đó có nhiều ca sĩ Mỹ, như bởi các hãng thu của Đức là Condor Musik và Casa Musica. Nếu như trong quá khứ, các vũ công sẽ phải mua toàn bộ một album để lọc ra được một hai bài hát có thể khiêu vũ được, thì nay họ có thể chỉ mua album duy nhất với đầy đủ các bài hát có thể khiêu vũ. Vì một vài lý do nào đó, các công ty thu âm của Đức thường sản xuất các collection của Nat King Cole, Doris Day, Connie Francis, và những ban nhạc khác dễ dàng hơn các công ty thu nhạc khiêu vũ của Mỹ!

C. Âm nhạc điện tử

Trong những năm 90, các ban nhạc khiêu phổ biến nổi tiếng của 30 năm trước, chẳng hạn như Victor Silvester, Joe Loss, Billy Ternent, Charles Barlow, và Ken Turner đã mất đi, rã nhóm hay gia nhập những ban nhạc khác, nhưng nói chung họ đã không còn thu âm nữa. Âm nhạc điện tử, với giá thành sản xuất quá rẻ hơn nhiều so với âm nhạc sản xuất bằng việc ghi âm từ các dàn nhạc đầy đủ nhạc cụ, bây giờ bắt đầu tìm đường vào nhạc dance. Tại Hoa Kỳ, Thomas Bevans, sử dụng nhạc điện tử tổng hợp và một ít các nhạc cụ truyền thống, đã đi tiên phong trong xu hướng này với series nhạc Musica Caliente, và đã có được sự đón nhận tốt bên ngoài nước Mỹ - như ở Anh, Đức, Ý và Nhật Bản. Ngay sau đó, Andy Fortuna, sử dụng một phòng thu âm và nhạc sĩ ở Philadelphia, ra mắt series Jam Latin, và lập tức trở nên rất phổ biến trên toàn thế giới. Dance Vision tại Las Vegas, thuộc sở hữu của doanh nhân nhỏ mới nổi lên là Wayne Eng, cũng đã bước vào lĩnh vực này. Tại châu Âu, một trong những công ty đáng chú ý của nghệ thuật này là Face the Music Ltd, có Starlight CD là top-seller trong năm 1997.

Canada cũng đã tích cực sản xuất bản nhạc khiêu vũ trong 20 năm qua. Hai trong số ba nhóm ghi âm phổ biến nhất đã giải tán, còn lại Claude Blouin, một dàn nhạc phòng thu đã phát hành 11 đĩa CD. các CD này là rất phổ biến trong các trường dạy khiêu vũ vì có tempo thích hợp, giai điệu hấp dẫn và rõ ràng, nhịp đều đặn, dùng rất tốt cho người mới bắt đầu dạy và học cũng như trong các buổi tiệc khiêu vũ.

Trong thiên niên kỷ mới hiện nay, các hãng Media khiêu vũ mới, phổ biến nhất, nổi bật hơn hẳn các dàn nhạc Đức (như ban nhạc Max Greger, vẫn còn ghi âm, và Werner Tauber và Hugo Strasser, không còn ghi âm nữa), các dàn nhạc Anh (như Tony Evans và Ross Mitchell, sau này, với một dàn nhạc đầy đủ và bốn ca sĩ, họ chơi cho các cuộc thi hàng đầu của Anh và tiếp tục ghi âm thường xuyên), các dàn nhạc Nhật Bản (như Hiroko Sudou và New Downbeats), đã không sản xuất một thu âm mới trong vài năm qua, nhưng các bản ghi âm cũ của họ, với nhiều nhạc cụ, vẫn còn là một nhu cầu về nhạc khiêu vũ.


(còn tiếp)