Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Trịnh Công Sơn, Bài Hát Cuối Cùng

Âm nhạc

Trịnh Công Sơn, Bài Hát Cuối Cùng

Gửi bàigửi bởi silver » Tháng ba 12, 2012, 12:43 pm

Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn: Tôi bước chân vào đất đai của nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi mười ba, mười bốn, tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trong huyết quản tôi có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường.

Sau một vài biến cố lớn của gia đình, tôi bắt đầu một cuộc sống riêng tư không phẳng lặng. Và từ đó tôi rơi vào một cơn mộng mị triền miên.

Có một vài câu hỏi, với tôi, đã trở thành nỗi ám ảnh: Bài hát đầu tiên của anh là bài gì?

Câu hỏi buộc tôi phải trở về những năm tháng xa xôi. Nhưng khi về đến nơi ấy, trong thời điểm ấy, thì vô tình tôi lạc mình về một quá khứ khác xa xăm hơn nữa. Và rồi tự hỏi: Cái đầu tiên ở nơi nào mà có và điều gì đã sinh ra cái đầu tiên kia?

Bài hát Ướt mi được nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959, Thanh Thúy hát ở những phòng trà và nổi tiếng, trở thành giọng hát liêu trai.

Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.

Rất nhiều bài hát đã được viết trước Ướt mi nhưng ca khúc này tồn tại như số phận của nó và của tôi. Hình như người Nhật rất thích nó vì dàn nhạc giao hưởng Nhật đã thu bài hát này. Riêng tôi không thích lắm.

Người ta có nhiều lý do để thích một bài hát đầu tiên của một tác giả rồi không quên thắc mắc: Thế thì bài hát cuối cùng của anh là bài gì? Sẽ như thế nào?...

Kết thúc của mọi câu chuyện đời đều không giống nhau. Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.

Trên đường băng chạy có cái đích để mình đến. Trong nghệ thuật thì khác. Cái cuối cùng có thể là cái vô hạn và biết đâu, nó từng có trước thời hạn mà mình không ngờ. Sự bất tử không có trước có sau mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ.

Tôi không hề có ý định viết bài hát cuối cùng bởi tôi nghĩ rằng thời điểm đó mình không thể nào bắt gặp được. Nếu vì một lý do tôi buộc mình phải lên đường để viết những ý nghĩ cuối cùng trong một ca khúc thì tôi tin rằng, vào lúc đó tôi sẽ cố gắng cởi trói mình thoát khỏi mọi hệ lụy của đời để sống chứ không cần phải nói thêm một điều gì nữa.

Bài hát cuối cùng có lẽ sẽ chỉ mãi mãi là một giấc mơ. Một giấc mơ buồn thảm mà chúng ta cần phải quên đi để mọi thứ biên giới trong cuộc đời trở thành vô nghĩa và nó sẽ không còn tồn tại như một lời thách thức kiêu hãnh nữa.

Bài hát đầu tiên và bài hát cuối cùng, ngẫm ra cũng chỉ là những bọt bèo vô hình vô tướng. Chúng ta vui chơi với nó và chúng ta quên đi. Có kẻ gieo cầu cho người nhặt được. Kẻ nhặt được không chắc là vui mãi. Kẻ không được cũng chẳng nên lấy nó làm điều.

Hơn ba mươi năm trước có một bài hát đầu tiên, như một trái cầu gieo, có chắc gì hạnh phúc? Không chắc gì hạnh phúc thì sao lại cần phải có bài hát cuối cùng.
RANDOM_AVATAR
silver
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Đến cấp kế tiếp:
84%
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: Tháng hai 28, 2012, 11:49 pm
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 0
Tags"khiêu vũ","dancesport","ballroom", "latin", "standard","valse"

Nhưng rồi Trịnh Công Sơn đã viết

Gửi bàigửi bởi silver » Tháng ba 12, 2012, 12:49 pm

Trịnh Công Sơn
Nhiều người cho rằng đây là ca khúc giản dị nhất trong số những ca khúc giản dị của Trịnh Công Sơn, như một lời kinh cầu, như khi một buổi chiều, đi trên một con đường đất phẳng lặng, chỉ có cây xanh hai bên đường và những ngọn gió nhẹ đồng hành và khi đi đến hết con đường đó thì ai cũng hiểu rằng nói một lời chia tay êm dịu đấy mà nặng nề cả một kiếp người.

Tình yêu của Trịnh Công Sơn với cuộc sống, dù bế tắc hay chán chường, khi thiết tha hay nồng mặn, đều được đọc từ ca khúc của ông. Một đôi khi ông "bỗng thấy yêu thương mọi người" và muốn "gắn bó cuộc đời" hay khi thấy rằng "một đời về không hai tay quy hàng", rốt cục, ông vẫn cho rằng dù phải khổ đau hay hạnh phúc, người ta sống là phải yêu: "Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu (...) Nếu có người nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố". Có lẽ chính vì lẽ đó mà cho đến ca khúc cuối cùng của mình, Trịnh Công Sơn, một người yêu đến đau khổ vẫn khát rằng "làm sao biết từng nỗi đời riêng để yêu thêm yêu cho nồng nàn".
Năm 1990, Trịnh Công Sơn với câu hỏi mà ông cho là đã ám ảnh ông suốt cuộc đời: "Bài hát đầu tiên của anh là gì? Và bài hát cuối cùng của anh là gì", đã nói rằng ông không có ý định viết ca khúc cuối cùng vì thời điểm cuối cùng là điều ông không thể bắt gặp được, vì sự kết thúc của mọi câu chuyện đời đều không giống nhau: "Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn".

Nhưng rồi Trịnh Công Sơn đã viết và có lẽ ông biết rằng đó là bài hát cuối cùng của mình vì chính ông đã chủ động nói lời chia tay với cuộc sống. Ông đã có bài hát cuối cùng cũng như bài hát "Ướt mi" đầu tiên, bài hát đã được Dàn nhạc giao hưởng Nhật Bản thu âm, bài hát mà cá nhân ông lại không lấy làm yêu thích.

Có nhiều người cho rằng cuộc sống thay đổi và đỉnh cao của Trịnh Công Sơn đã qua đi khi tuổi trẻ của anh cũng dần biến mất. Nhưng như một lời chia tay đã đưa ông trở lại với cái đỉnh cao mềm mại mà ông đã ngự trên đó bao nhiêu năm. Người ta có nhiều lý do để thích một bài hát đầu tiên của một tác giả để rồi không quên thắc mắc: Thế thì bài hát cuối cùng của anh là bài gì? Sẽ như thế nào? Và dù Trịnh Công Sơn vẫn tự nhủ rằng sẽ không có ranh giới cuối cùng để tách chia ông với cuộc sống, bài hát cuối cùng vẫn đến, như tiếng hót trong trẻo cuối cùng của một con chim họa mi trước khi về với đất.

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn mang nhiều âm hưởng Phật giáo. Bài "Như một lời chia tay" nghe như tiếng mõ vào buổi sớm mai, khi sương phủ trên hồ và ánh sáng trắng còn dè dặt nhưng cũng không thể không thấy những ngậm ngùi cả đời nghệ sĩ đã trải qua. MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng coi "Như một lời chia tay" là một bài hát để nghe mỗi khi phải giã từ một câu chuyện tình cảm, mỗi khi có chuyện buồn: "Với những bài khác thì phải khi gặp phải một tình huống nhất định, những éo le nhất định mới có thể cảm nhận hết thì với Như một lời chia tay, tôi có thể tụng như tụng kinh mỗi lần tôi buồn".

Tiếng nhạc nghe như tiếng mõ cầu kinh trong bài hát này lý giải cả sự bình thản của Trịnh Công Sơn với mọi nỗi buồn lẫn niềm vui, như thể điều gì tồn tại là điều có lý vậy. Nó cũng lý giải một tín đồ Phật giáo trong ông, ảnh hưởng của âm nhạc cũng như kinh cầu Phật giáo đến ca khúc của ông. Ông nói hết cả đời mình, từ thủa ngây thơ cho đến lúc thâm trầm, từ khi thấy "nắng đi vào mắt em" cho đến khi thấy "nắng buồn hơn mưa", trả lại cho đời hết đam mê khổ đau hay hào quang sung sướng
RANDOM_AVATAR
silver
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Đến cấp kế tiếp:
84%
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: Tháng hai 28, 2012, 11:49 pm
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 0

Re: Trịnh Công Sơn, Bài Hát Cuối Cùng

Gửi bàigửi bởi hung187 » Tháng tư 05, 2012, 10:38 pm

lần đầu nghe nhạc trịnh công sơn luôn
và bài nghe được lại là bài này
nghe hay quá cảm xúc thật khó tả
RANDOM_AVATAR
hung187
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Tháng tư 05, 2012, 10:34 pm
Điểm (Points): 0
Handphone: 0


Quay về ÂM NHẠC (Music)

Points: 0

cron