Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Âm nhạc dân tộc mất dần chỗ đứng

Âm nhạc

Âm nhạc dân tộc mất dần chỗ đứng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng mười 01, 2013, 10:46 am

Dàn nhạc dân tộc Việt Nam
(thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam)
biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội (2010)

Courtesy vnam.edu
Nghệ thuật dân tộc đang trở nên bơ vơ, lạc lõng trước cơ chế thị trường, xu hướng sính nhạc ngoại, quay lưng với âm nhạc dân tộc của phần lớn giới trẻ ngày càng đáng báo động…hay nhạc dân tộc thưa vắng người nghe, mất dần bản sắc, biến dạng và mất chất… đang là những điều trăn trở suy nghĩ của nhiều nhà nghiên cứu và thẩm định âm nhạc tại Việt Nam.

Trách nhiệm về ai

Những điều tâm huyết này đã được chia sẻ trong hội thảo khoa học “Âm nhạc dân tộc với cuộc sống hôm nay” do Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức hồi tháng 8 vừa qua tại TPHCM.

Nếu nhìn vào thực trạng của âm nhạc Việt Nam, người ta thực sự lo lắng khi thấy đa số thanh thiếu niên hiện giờ rất sành điệu với các trào lưu pop, rock, nhạc Hàn, nhạc Hoa, anh Ngữ mà đang quay lưng lại với chính âm nhạc dân tộc, âm nhạc dân tộc đang mất dần vị trí trong thị hiếu nghe nhìn trong giới trẻ Việt. Liệu đó là lỗi của họ, của những người nghệ sĩ làm nhạc dân tộc hay xét rộng ra là lỗi của một chính sách bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam? Câu hỏi hẳn không dễ trả lời phải không thưa quí vị?

Tính cho đến thời điểm này, Việt Nam đã có 5 di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến âm nhạc được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại, đó là: nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ và Hát Xoan Phú Thọ. Nhưng vì sao giới trẻ ngày càng thờ ơ lãnh đạm với âm nhạc dân tộc, vì sao nhiều năm trời, dòng nhạc dân tộc không có tác phẩm nào thực sự xứng tầm… Chia sẻ với chúng tôi những băn khoăn, trăn trở của dòng nhạc dân tộc, G.S, T.S Trần Quang Hải, người bỏ tâm huyết nghiên cứu nhạc dân tộc nhiều chục năm qua, tỏ rõ lo âu:

Vấn đề bảo tồn dân ca người ta đã nói rất nhiều, nhưng đến khi thực hiện lại không có gì hết. Thí dụ về ca trù...ca trù được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO phong tặng năm 2009...bây giờ tại Việt Nam, tôi thấy những nghệ sĩ lớn tuổi không được giúp đỡ, bồi dưỡng, còn những người trẻ thì lại hướng về nhạc ngoại lai, nhạc Hàn, nhạc Tây phương
G.S, T.S Trần Quang Hải


Vấn đề bảo tồn (dân ca) người ta đã nói rất nhiều, nhưng đến khi thực hiện lại không có gì hết. Tôi lấy một thí dụ về ca trù. Kể từ khi ca trù được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO phong tặng năm 2009. Theo luật của UNESCO, khi được đưa vào danh sách của di sản văn hóa phi vật thể cần được khẩn cấp cứu trợ, trong vòng 4 năm phải làm kiến nghị báo cáo đưa ra tất cả những gì cho thấy rằng bảo tồn có được chính phủ lưu ý tới cũng như vấn đề phát triển và phát triển như thế nào. Sau 4 năm, bây giờ tại Việt Nam, tôi thấy những (nghệ sĩ) lớn tuổi không được giúp đỡ, bồi dưỡng, còn những người trẻ thì lại hướng về nhạc ngoại lai, nhạc Hàn, nhạc Tây phương, hip hop, techno, rap rồi nhạc pop.

Hình ảnh
Hát then đàn Tính. daibieunhandan.vn


Thưa quí vị, theo giáo sư Trần Quang Hải, những người đi học về đàn tranh hay các nhạc cụ cổ truyền khi ra trường rất khó kiếm được việc làm mưu sinh, còn những người đi học ca trù thì tương lai cũng không biết làm sao cả, trong khi những nghệ sĩ này phải bỏ ra 5 – 7 năm để học tập, chưa kể điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn. G.S Trần Quang Hải chia sẻ thêm:

Còn những loại khác như quan họ, hát xoan… chúng ta có rất nhiều, nói rất nhiều, ai nấy cũng đều muốn truyền thống âm nhạc của tỉnh, của làng mình phát triển và kêu gọi, để sao cho loại nhạc đó được phát triển đúng theo đường lối của ông cha ta để lại. Thế nhưng, bây giờ càng ngày càng đi xa, mang lên sân khấu, pha trộn với những điệu vũ vào trong đó, thí dụ, hát quan họ giờ không còn hát chay, hát mộc nữa mà là phải hát có nhạc đệm, thành ra tất cả những điều đó hoàn toàn đi sai hết so với những gì mà UNESCO đưa ra để giúp cho những truyền thống đó được bảo tồn một cách chính xác.


Tìm giải pháp

Dưới góc nhìn của một người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về âm nhạc dân tộc, cũng như đã từng góp ý nhiều cho nghệ thuật dân gian nước nhà trong những đợt xét tặng của UNESCO cho các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, G.S Trần Quang Hải cho rằng, một mặt nhờ có phong tặng của UNESCO mà các thể loại dân ca truyền thống của VN được bè bạn quốc tế biết đến nhiều hơn, nhưng mặt tiêu cực lại là ý thức của những người khai thác và sử dụng các giá trị văn hóa này, họ đã khiến cho các truyền thống đó bị đi sai lệch:

Chúng ta cần phải nhận thức rằng những báu vật sống ngày càng ra đi và để lại một lỗ trống rất lớn, không có một chương trình giáo dục nào đưa nhạc cổ truyền vào trong trường học và phải khuyến khích làm sao để có được những chỗ cho những người đi học nhạc cổ truyền có nơi dạy, học và phát triển
G.S, T.S Trần Quang Hải


Tôi thấy UNESCO đã tôn vinh những loại nhạc đó không phải là để đem lại một sự ích lợi, mà rốt cuộc lại làm cho những truyền thống đó càng ngày càng đi sai lệch, vì thế đó là một điều rất hại và Việt Nam đã tốn rất nhiều tiền để được một danh hiệu của UNESCO. Rồi từ đó, họ lại khai thác, lợi dụng dùng vào trong du lịch, dùng vào trong chiều hướng hoàn toàn đi phản lại đường lối của nhạc cổ truyền. Thành ra, tôi thấy rằng điều đó càng ngày càng làm cho nhạc cổ truyền càng ngày càng đi vào chỗ bế tắc và sẽ không bao giờ có thể thoát ra được.


Vậy không lẽ, dân ca Việt Nam sẽ đi vào chỗ bế tắc khi người làm nghệ thuật dân ca thì không ý thức được hết cách bảo tồn, trong khi, giới thưởng thức trẻ tuổi thì không mặn mà với truyền thống dân tộc. Câu hỏi mang tính giải pháp nào cho nhạc dân tộc Việt Nam được chúng tôi đưa ra và G.S Trần Quang Hải bộc bạch:

Chúng ta cần phải nhận thức rằng những báu vật sống ngày càng ra đi và để lại một lỗ trống rất lớn, không có một chương trình giáo dục nào đưa nhạc cổ truyền vào trong trường học và phải khuyến khích làm sao để có được những chỗ cho những người đi học nhạc cổ truyền có nơi dạy, học và phát triển. Đồng thời, làm sao phải bồi dưỡng cho những báu vật sống có đủ kinh tế để sống, từ đó, họ mới có thể truyền lại và những người học nhạc cổ truyền mới thấy được đó là phương pháp, điều kiện có thể sinh sống được, chứ không phải chỉ học chơi. Vì vậy, đó không phải chỉ là một vấn đề cho một vài người trong chúng ta kêu gọi được, mà đây là cả một đường lối chung của một chính phủ, cơ quan giáo dục, để từ đó, tạo nên một sự hợp tác chung của tất cả các nghệ nhân trên khắp Việt Nam.

G.S Trần Văn Khê, cha ruột G.S Trần Quang Hải từng nhận định “nếu để mất âm nhạc truyền thống thì ngàn vàng không thể mua lại được, mọi hành động quay lưng với văn hóa là có tội với tổ tiên.” Hi vọng rằng, với sự chung tay góp sức của các cơ quan phụ trách văn hóa, các nghệ sĩ âm nhạc dân ca tâm huyết, và hơn hết là ý thức bảo tồn các giá trị truyền thống của mỗi chúng ta, mà nghệ thuật âm nhạc dân tộc sẽ mãi trường tồn như một minh chứng cho sự phong phú và giàu có của nền âm nhạc Việt Nam cổ truyền.
Vũ Hoàng
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha,khiêu vũ,dancesport,ballroom, online,rumba, standard,latin,âm nhạc,solar,năng lượng mặt trời

Re: Âm nhạc dân tộc mất dần chỗ đứng

Gửi bàigửi bởi PhoenixHCMC » Tháng mười 13, 2013, 10:59 am

Không hoàn toàn chỉ trách lớp trẻ được bác Vũ Hoàng và Admin ạ. Trách là trách người lớn đã không truyền lại tình yêu gia đình, quê hương, dân tộc thông qua những lời ru, những bản nhạc lời ca. Dạy con từ thuở còn thơ mà. Thuở còn thơ toàn nghe nhạc trẻ rồi cuộc sống đầy đủ vật chất với xe hơi nhà lầu thì làm sao lớp trẻ hiểu được cái mộc mạc, bình dị của làng quê? Làm sao các em gần gũi và yêu thiên nhiên được? Thiên nhiên, đồng ruộng, làng quê và người dân chân chất đã tạo ra và gìn giữ âm nhạc dân tộc. Ngày nay tốc độ đô thị hóa nhanh quá, người nôn dân dần bán đất, bỏ nghề nông thì thành phố coi nhẹ hạt gạo làng tà thì âm nhạc dân tộc mất dân là điều không tránh khỏi.

Thôi thì chúng ta lớp già cố gắng "vớt vát" lại bằng cách khơi dậy tình yêu gia đình, yêu nơi mà chúng ta sinh ra và lớn lên trước biết đâu hiệu quả nhỉ/

PHCM giới thiệu bản nhạc "Ru con" qua tiếng đàn bầu rất da diết mà PHCM thích từ bé.

RANDOM_AVATAR
PhoenixHCMC
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Đến cấp kế tiếp:
30%
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Tháng mười hai 06, 2012, 2:08 pm
Điểm (Points): 0
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời

Re: Âm nhạc dân tộc mất dần chỗ đứng

Gửi bàigửi bởi PhoenixHCMC » Tháng mười 13, 2013, 11:05 am

Trong chương trình thi The Voice Kid bé Phương Mỹ Chi đã làm tuôn trào cảm xúc bao người dân VN trong đó có PHCM qua những bản dân ca Nam bộ. Nhưng ngay sau đó em đã bị chính gia đình và thế giới showbiz "khai thác" kiếm danh, kiếm tiền. Còn đâu cái mộc mạc, chân chất, bình dị của dân ca nữa? Hát dân ca phải có hồn và phải thật mới đi vào lòng người được. Bây giờ thì PHCM không tìm nghe những bản nhạc bé hát và vote/ủng hộ bé như lúc bé đang còn thi nữa. Xem lại bài hát dân ca đầu tiên Phương Mỹ Chi thi trong vòng dấu mặt mà thấy tiếc cho em ấy và tức gia đình, giới showbiz.

RANDOM_AVATAR
PhoenixHCMC
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Đến cấp kế tiếp:
30%
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Tháng mười hai 06, 2012, 2:08 pm
Điểm (Points): 0
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời

Re: Âm nhạc dân tộc mất dần chỗ đứng

Gửi bàigửi bởi thoitrangthanh » Tháng mười một 07, 2013, 11:04 am

nhac dân tộc dần biết mất rồi , càng ngày cáng ít xuất hiện quá nhi
RANDOM_AVATAR
thoitrangthanh
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Tháng mười một 07, 2013, 10:53 am
Điểm (Points): 0
Handphone: 0


Quay về ÂM NHẠC (Music)

Points: 0

cron