Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Khiêu vũ, niềm vui sướng hay một cách để thể hiện bản thân?

Khiêu vũ quốc tế

Điều hành viên: docco

Khiêu vũ, niềm vui sướng hay một cách để thể hiện bản thân?

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười hai 15, 2012, 12:46 pm




Khiêu vũ, niềm vui sướng hay một cách để tự thể hiện bản thân?



Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng cũng rất cần thiết vì nó gây ra những tranh luận không ngừng nghỉ từ trước đến nay.

Có người đến với khiêu vũ vì yêu thích các vẽ đẹp của nó và muốn tự thể hiện bản thân của mình nhưng cũng có người đến với khiêu vũ chỉ vì niềm vui sướng mà khiêu vũ đem lại cho họ. Dường như đây chính là hai động lực cơ bản nhất để khiêu vũ tồn tại và phát triển trong xã hội đến ngày nay.

Qua các bài viết trước, chúng ta đã biết rằng trong thời kỳ sơ khai, khiêu vũ tồn tại và phát triển vì nó là một nghi thức cần có trong những cuộc hành lễ tín ngưỡng và là niềm vui sướng của người dân sau những vụ mùa đầy cực nhọc.

Càng về sau khi nền khoa học đã phát triển giúp người dân dần quên đi những tàn khốc bởi năng lực siêu nhiên, thì yếu tố tín ngưỡng trong khiêu vũ càng mất dần vị thế, thay vào đó là sự ham muốn tự thể hiện bản thân của con người, góp phần làm khiêu vũ tồn tại và phát triển.

Nhiều người đến với khiêu vũ là vì niềm vui sướng về những trãi nghiệm mới lạ và đặc biệt của hành động bản thân trong một môi trường thân thiện có âm nhạc và bạn bè bao quanh. Họ có thể nhảy tung lên, đá chân, ngữa người ra sau hoặc lắc lư thân thể theo từng điệu nhạc. Họ có thể tự mình sáng tạo ra các bước nhảy mới hoặc theo các biên đạo mà họ yêu thích đã có sẳn trong cộng đồng. Những điều này đem lại cho họ những cảm xúc mới lạ mà họ không thể có trong các hoạt động hàng ngày. Các khu vực cảm giác trong nảo bộ của họ được kích thích và mang lại cho họ niềm vui sướng đặc biệt.

Không gian và thời gian trong thế giới khiêu vũ cũng không còn tồn tại theo cách bình thường của nó nửa, ở đó thời gian được cảm nhận qua từng nhịp phách, lớn hơn là thời gian của từng điệu nhảy rồi từng tua nhảy, còn không gian là khoảng cách của họ với bạn nhảy, khoảng cách của họ với các đôi nhảy xung quanh. Họ không cần nhìn đồng hồ nhưng có thể biết chính xác thời điểm buổi khiêu vũ bắt đầu khi một điểu nhạc nào đó trổi lên, như pasodoble chẳng hạn.

Trong thế giới khiêu vũ, họ còn có niềm vui sướng khi có thể thực hiện các động tác với độ dẻo dai mà bình thường họ không thể có được. Lúc này họ có thể ý thức được cơ thể thông qua các cảm giác trong từng khớp xương,, từng cơ phận, rất khác với những nhận thức hàng ngày. Họ còn có thể chia sẽ cảm xúc âm nhạc ra bên ngoài với bạn nhảy, hưởng thụ được những nét văn hóa thanh lịch trên sản nhảy mà ít khi có được ở đời sống hàng ngày.

John Martin, một nhà phê bình khiêu vũ thế kỷ 20, rất chú trọng đến vai trò biểu hiện cảm xúc nội tâm của khiêu vũ, và xem nhẹ các hình thức bên ngoài nó. Ông nói: "Cái gốc của tất cả những biểu hiện đa dạng của khiêu vũ là những trạng thái cảm xúc mà ta phải dùng đến những chuyển động cơ thể để bộc lộ nó ra bên ngoài, cái trạng thái mà ta không thể biểu lộ bằng lý trí được. Đây là điều cơ bản của khiêu vũ. "

Những người đến với khiêu vũ như một cách để tự thể hiện bản thân, thì họ ý thức được những cái đẹp bên ngoài mà khiêu vũ mang lại. Họ xem khiêu vũ là môt loại hình nghệ thuật, và họ mong muốn bản thân họ thể hiện được nó cho người khác xem. Múa ba-lê trong thế kỷ 19 từng được xem là đỉnh cao của nghệ thuật khiêu vũ, mặc dù đây là loại hình mang nhiều tính kịch và ít thể hiện cảm xúc nhất.

Những người có quan điểm này rất chú ý đến các động tác kỹ thuật của khiêu vũ, họ cố gắng làm sao khi khiêu vũ, họ có thể phô diễn hết những hình ảnh nghệ thuật của con người. Các chuyển động của họ không còn mang tính tự phát, mà được sắp xếp theo một biên đạo, để cái cách diễn tả của nó trở nên mạnh mẽ hơn, tinh tế hơn và làm hài lòng người xem

Vũ công người Anh, ông John Weaver, viết năm 1721 rằng: "Khiêu vũ là những chuyển động thanh lịch và cân đối, kết hợp hài hòa của những tư thế đẹp, những dáng điệu duyên dáng tương phản của cơ thể và các bộ phận của nó". Việc hoàn toàn bỏ qua yếu tố cảm cảm xúc nội tâm của ông đã phản ánh quan điểm đề cao tính kỹ thuật và thẩm mỹ trong khiêu vũ.

Chính những quan điểm này đã khai sinh ra khiêu vũ biểu diễn và từ đó nghệ thuật "biên đạo múa" ra đời để thúc đẩy công nghệ giải trí sân khấu phát triển.

Ta thấy rằng hai quan niệm khiêu vũ vì niềm vui sướng hay để tự thể hiện bản thân hoàn toàn đối lập nhau. Một bên cho rằng cái gốc của khiêu vũ là những cảm xúc nội tâm còn một bên cho rằng thể hiện tính thẩm mỹ cao bên ngoài mới là điều quan trọng trong khiêu vũ. Nhưng dường như chính chúng cũng có mộ sự liên kết nào đó với nhau. Để có thể thu hút người xem, một vũ công phải hòa mình thật sự vào từng điệu nhạc, từng bước nhảy, mọi động tác dường như muốn thể hiện lên điều gì chứ không thể chỉ nhảy thuần tính kỹ thuật một cách vô hồn. Một người muốn hưởng thụ hết niềm vui sướng của mình qua khiêu vũ phần nào đó cũng phải hòa nhập với những quy ước của cộng đồng chứ không thể nào hoàn toàn nhảy tự phát được. Có thể nói hai khái niệm trên là hai mặt đối lập nhau, tương tác lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

Chính hai quan niệm trên khiến xã hội luôn có hai loại hình khiêu vũ: khiêu vũ giao tiếp với mục đích là niềm vui sướng và khiêu vũ biểu diễn hay thi đấu với mục đích thể hiện bản thân. Hai cộng đồng này không hề đối chọi nhau mà cùng hỗ trợ nhau để phát triển. Có nhiều vũ công xuất phát từ cộng đồng khiêu vũ giao tiếp sau này trở thành vũ công thi đấu/biểu diễn và cũng có nhiều vũ công biểu diễn vẫn thường hòa nhập vào sàn nhảy của cộng đồng giao tiếp để tìm cảm hứng và niềm vui.

Do xứ ta còn lạc hậu và thiếu thông tin, ít phổ cập về loại hình nghệ thuật khiêu vũ, nên có một số người khi mới đến với bộ môn này thường có suy nghĩ "khiêu vũ thể thao có hiểu biết cao hơn, có trình độ cao hơn, có tính khoa học hơn so với những điệu nhảy giao tiếp". Suy nghĩ này thường dẫn họ đến một thế giới đầy sự ngộ nhận, đầy cái "tôi" không phải là bản chất của một bộ môn nghệ thuật như khiêu vũ. Họ không biết rằng chính những bước nhảy của cộng đồng dân dã đã phát sinh ra những kỹ thuật đỉnh cao trong khiêu vũ thi đấu/biểu diễn. Những kỹ thuật lắc hông của người da đen, những kỹ thuật xoay tròn người (như roll trong samba) của người bản địa Mỹ Latin đều là nền tảng của các kỹ thuật khiêu vũ Latin thi đấu/biểu diễn ngày nay. Họ không biết rằng 10 điệu nhảy mà họ đang học chỉ là một hạt cát nhỏ trong một thế giới khiêu vũ đầy màu sắc và có thể sẽ ngạc nhiên nếu rằng từ trước đến nay, luôn luôn có những vũ sư trong cộng đồng biễu diễn/thi đấu tìm đến những nơi xa xôi để học tập những cái hay, cái đẹp trong khiêu vũ giao tiếp của người bản địa.

docco
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom, online,rumba, standard,latin

Khiêu vũ, Nghệ thuật hay thẩm mỹ thủ công?

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười hai 21, 2012, 12:46 pm



Khiêu vũ, Nghệ thuật hay thẩm mỹ thủ công?

Nghệ thuật và thẩm mỹ thủ công cũng là hai phạm trù thường được nhắc đến trong khiêu vũ.

Từ xa xưa, nghệ thuật là một phạm trù rất rộng, nó liên quan đến nhiều hoạt động hay sản phẩm của con người tạo ra nhằm mục đích để làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú. Đến khoảng thế kỷ 17, phạm trù nghệ thuật được thu hẹp dần, nó được xem như những thẩm mỹ có tính sáng tạo do sự diễn đạt tự phát của con người. Lúc này các sáng tạo khoa học hay các hình thức thủ công thẩm mỹ được tách bỏ vì chúng không hội đủ yếu tố thẩm mỹ sáng tạo.

Các thẩm mỹ thủ công một thời từng được xem là nghệ thuật vì nó cũng tạo ra những hoạt động hay những tác phẩm có giá trị nghệ thuật mà con người yêu thích. Tuy nhiên do tính chất rập khuôn, thiếu sáng tạo và tự thể hiện, nên nó được tách ra khỏi phạm trù nghệ thuật để xếp vào một loại hình khác, loại hình thẩm mỹ thủ công.

Các sáng kiến khoa học thì đã rõ, thừa tính sáng tạo để phục vụ đời sống con người nhưng thiếu tính thẩm mỹ nên rất dễ hiểu tại sao chúng không còn nằm trong phạm trù nghệ thuật.

Trong đời sống ta cũng rất dễ nhận ra hai loại hình Nghệ thuật và Thẩm mỹ thủ công. Tranh Picasso trong thế kỷ 20 là một hình thức nghệ thuật vì nó mang tính sáng tạo cá nhân. Anh em nhà Posin là những thiên tài về chép tranh - với kỹ năng không hề thua kém những họa sĩ lừng danh - đã tạo lại cho chúng ta những họa phẩm nổi tiếng của thế kỷ 19, nhưng những hoạt động này không hề được xem có tính nghệ thuật.

Trong khiêu vũ cũng vậy, nhảy free-style thường mang tính nghệ thuật trong khi nhảy theo biên đạo thường mang tính thẩm mỹ thủ công. Họ nhảy rất đẹp, rất thẩm mỹ nhưng sáng tạo là của một người khác.

Vũ ba-lê là bậc thầy của khiêu vũ theo biên đạo, trong đó tính sáng tạo nghệ thuật nằm ở các biên đạo múa, còn vũ công chỉ là những người thực hiện lại, mang tính thẩm mỹ thủ công. Biên đạo múa có quyền tự hào về những tác phẩm do mình sáng tạo ra và các vũ công có quyền tự hào về những vở múa ba-lê do mình trình diễn.

Trong Ballroom dancing, ngoại trừ khiêu vũ thi đấu được xem như một dạng khiêu vũ theo biên đạo, thì người ta có thể đến với nó bằng nhiều cách, miễn sao họ thấy phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Hoàn toàn không nên đánh giá cao những sáng tạo của các điệu nhảy free-style mà đánh giá thấp những vũ công dancesport, xem như những người thợ chép tranh thiếu sáng tạo, bỏ qua những lao động gian khó của họ nhằm đem lại cho công chúng những vở diễn hay và đẹp mắt.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard


Quay về KHIÊU VŨ BALLROOM (Ballroom DANCING)

Points: 0

cron