Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Hướng dẫn cách nghe nhạc và nhảy đúng nhạc

Khiêu vũ quốc tế

Điều hành viên: docco

Hướng dẫn cách nghe nhạc và nhảy đúng nhạc

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng tám 01, 2012, 12:57 pm


Khiêu vũ và âm nhạc

Khiêu vũ là nhảy theo giai điệu của âm nhạc cho nên có thể nói "âm nhạc là cái nền của khiêu vũ". Không có nhạc thì không có khiêu vũ, không hiểu nhạc, không cảm nhạc thì không thể khiêu vũ. Ngay cả những vũ công hàng đầu, nếu không hiểu được sự tiến triển của âm nhạc trước sau rồi cũng bị đào thải.


Dance is all about listening and moving to the rhythm of the music.


Tuy nhiên có một thực tế ở nước ta là hầu hết các vũ sư nói cho chúng ta biết về các vũ hình, các kỹ thuật, các kiểu dáng trong khiêu vũ nhưng ít có vũ sư nào nào nói về âm nhạc trong khiêu vũ, nói về cách nghe nhạc, cảm nhạc thế nào để nhảy sao cho đúng nhạc.

Đến học khiêu vũ ở một trung tâm thì hình như người ta đã giả định là bạn đã hiểu nhạc và biết nghe nhạc rồi. Hầu hết trung tâm chỉ dạy cho các bạn "bước theo đếm" chứ ít khi nào dạy bạn "bước theo nhạc". Vũ sư không đếm, bạn không nghe được nhạc thì chỉ còn cách là nhảy theo các học viên xung quanh!

"Những người khiêu vũ là bọn điên rồ trong mắt những kẻ không thể nghe thấy âm nhạc."
- George Carlin
Nhưng hình như việc này cũng chẳng hề gì! Tôi đã thấy nhiều đôi nhảy say sưa bên nhau trên sàn nhảy bất chấp tiếng nhạc và những người xung quanh. Tôi thật sự ghen tị với sự tự nhiên và hạnh phúc của họ. Họ đang nhảy cho chính họ. Nhưng tôi biết chắc một điều là nếu có thêm sự đồng hành của âm nhạc thì chắc chắn niềm hạnh phúc của họ sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

Vâng, nhưng nếu muốn có thêm sự đồng hành của âm nhạc thì bạn phải hiểu âm nhạc là thế nào. Âm nhạc không thể đồng hành theo bạn như người đệm đàn phải đàn theo bạn hát, cho dù bạn hát sai nhịp. Hoặc là bạn nhảy tự do bất chấp nhạc, cũng như đôi nhảy rất tự nhiên và hạnh phúc kia trên sàn, hoặc là bạn phải nhảy theo nhạc. Chỉ khi nào bạn muốn nhảy đúng nhạc thì mới nên đọc tiếp những điều phiền phức sau đây. Nếu bạn chỉ muốn nhảy cho vui, nhảy dưỡng sinh thì không nên đọc tiếp mà hãy thoát ra khỏi topic này để khỏi mất thời gian của bạn.

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.

docco
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha,khiêu vũ,dancesport,ballroom, online,rumba, standard,latin,âm nhạc,solar,năng lượng mặt trời

Re: Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi misavn » Tháng chín 30, 2012, 6:37 pm

Xin chào tác giả
Tôi thấy bài này rất bổ ích cho những người đang học KV-như tôi-những vấn đè bạn nói ở trên -tôi đã tìm nhiều nơi trên mạng mà chẳng thấy ai nói kỹ như vậy cả - họ chỉ nói chung chung thôi- nay tôi đọc bài này tôi hiểu đươc nhiều điều - rất cảm ơn
-Qua đây bạn có thể cho tôi hỏi ký một chút - về cách nhận biết phách mạnh va phách nhẹ qua bài hat nhac 3/4 ở trên -theo tôi hiểu thì bản nhạc trên -có 2 phách nặng liên nhau-đó là phách nặng lời câu cuối của lời ca và những chữ mầu nâu mà ta tìm được dựa vào -quy luật một nặng - hai nhẹ -ba nhẹ -đúng không ạ -nếu đúng vậy thì bản nhạc - sẽ đươc diễn tả theo ý của tôi -chắc - chắc - trình , trình-chắc -chắc trình -trình-chắc -chắc .... vậy nếu nghe tổng thể thì tôi thấy có hai phách mạnh liền nhau sau hai phách nhẹ kế tiếp -tôi mong được ý kiến của bạn - về hiểu biết này của tôi -xin cảm ơn
RANDOM_AVATAR
misavn
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
55%
 
Bài viết: 355
Ngày tham gia: Tháng chín 27, 2012, 5:51 pm
Đến từ thành phố: ha noi
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0

Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười 01, 2012, 12:58 pm

Cám ơn bạn misavn đã quan tâm bài viết và có những vấn đề nêu ra. Thật ra còn có rất rất nhiều vấn đề cơ bản về âm nhạc trong khiêu vũ mà tôi bỏ qua không đề cập đến. Với câu hỏi của bạn, tôi có thể bổ xung thêm những điều nữa, chỉ sợ làm rối bạn đọc.

1. Điều đầu tiên rất quan trọng, rất cơ bản là nghe nhạc và tự "gõ nhịp theo nhạc". Nếu bạn nghe nhạc, cảm thụ được nhịp điệu của bài nhạc, gõ nhịp được theo bài nhạc thì xem như trên 50% bạn đã có thể nhảy đúng nhạc được rồi. Mỗi bài nhạc đều có bộ gõ, để dễ hiểu hơn ta nói về tiếng trống là thông thường nhất. Bạn nghe nhạc, để ý tiếng trống sẽ nghe tiếng trống đánh nhịp đều đặn. Trong bài Ngăn Cách bạn có nghe được tiếng đàn đánh mạnh đều đặn không? Đại loại là những tiếng ...bùm....bùm...bùm....bùm...bùm....bùm đều đặn? Nếu chưa nghe được xin nghe lại một lần nữa.



Nếu bạn nhận ra được các tiếng đàn đánh mạnh này, hãy lấy tay (hoặc bàn chân) gõ nhịp theo nó. Lúc đầu có thể chưa ăn với nhau nhưng có thể một lúc sau, bạn sẽ thấy nhịp gõ của bạn và tiếng đàn sẽ ăn khớp nhau. Lúc này bạn có thể vừa gõ nhịp vừa nghe nhạc: bạn đã cảm thụ và đang thưởng thức từng tiếng nhạc rồi đấy.

Giờ thì hãy quên tất cả các lý thuyết gì bạn đã biết, nó hoàn toàn không có ích gì ở đây. Bạn cứ bật lại bài Ngăn cách này nghe, hoặc một bài nhạc nào mà bạn yêu thích. Nghe, để ý tiếng trống hay đàn đánh mạnh đều đặn, dùng tay hay chân gõ nhịp đều đặn theo cho đến khi nào trùng khớp với tiếng trống/tiếng đàn, người bạn có thể lắc lư theo tiếng những tiếng trống tiếng đàn này. Nhớ là chú ý nghe bộ gõ, nghe tiếng trống chứ không phải chú ý nghe giọng ca, vì ca sĩ hát sai nhịp là điều rất thường tình, có thể do họ feel, ngân nga hay là gì đó. Dần dà bạn sẽ cảm thấy việc gõ nhịp theo tiếng trống tiếng đàn là đơn giản, thậm chí nhạc trỗi lên là bạn có thể lắc lư ngay theo tiếng nhạc. Làm được điều này thì trên 90% là bạn nhảy theo nhạc được rồi, vì gõ theo nhạc và dậm chân theo nhạc có khác gì nhau?

Tóm lại, không cần biết một tí gì về âm nhạc, chỉ cần nghe nhạc và gõ nhịp theo nhạc, trên 90% là bạn nhảy theo nhạc được rồi. Những người thiểu số có biết gì về âm nhạc, nhưng họ đánh trống, gõ nhạc và nhảy rất hay! Đó là do họ có khả năng cảm thụ âm nhạc và khiêu vũ.

2. Các điều mà tôi đã viết chỉ đóng góp thêm vài % cho việc khiêu vũ theo âm nhạc. Còn các lý thuyết sâu về âm nhạc mà giả dụ bạn có nghiên cứu thêm cũng chỉ đóng góp thêm chưa đến 1% cho việc khiêu vũ theo âm nhạc.
Tôi nói thế để bạn thấy được cái gì là quan trọng và mức độ quan trọng của nó như thế nào.

Quay trở lại bài Ngăn Cách, khi bạn gõ nhịp được theo nhạc ở các tiếng rảy đàn ...bùm....bùm...bùm....bùm...bùm....bùm... thì có nghĩa là bạn đã gõ theo từng phách nhạc được rồi. Các phách nằm ở ..bùm.. mà bạn bạn gõ đấy.

Như vậy bạn đã xác định được các phách 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 v.v.... nằm ở cách tiếng bùm... bùm..

Nhưng trong các phách trên, các phách nào là phách mạnh?

Để giúp bạn trả lời câu hỏi này tôi có viết: "hầu hết các phách 1 đều nằm ở cuối câu nhạc" (nếu không có syncope, nhưng vì syncope thi thoảng mới được sử dụng nên bạn tạm thời quên nó đi)

Như vậy cuối câu nhạc có các từ: đời, dài, lời, ngày, ...thì khi bạn gõ nhịp ở nó, là bạn đang gõ vào phách 1: phách mạnh nhất.

Theo cách này thì bạn đã tìm ra vô số phách 1 rồi đấy. Theo bài nhạc ở trên thì nó là những chữ tôi tô đậm.

Bây giờ kiểm tra lại có phải bạn gõ nhịp đúng như hình vẽ này không cho câu đầu tiên.

Graphic1.jpg


Nếu chưa đúng, bạn quay lại phần trên, tập nghe tiếng đàn và gõ nhịp theo nó. Nếu đúng, chúng ta tiếp tục.

Các chữ cuối câu đời, dài, lời là phách 1 phải không?

Graphic2.jpg


Như vậy dễ dàng thấy các phách đứng sau nó là 2, 3

Graphic3.jpg


Tới đây bạn có thể thấy bài nhạc có 3 phách là 1,2,3, vậy nó có nhịp 3/4.

Nếu gõ nhạc tiếp tục cho câu trên bạn sẽ có:

Graphic4.jpg


Đến đây bạn còn điều gì thắc mắc không?
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard

Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười 01, 2012, 2:49 pm



Nhạc Pasodoble

Nhạc Pasodoble Việt nam có khá nhiều và được sáng tác từ những năm đầu của phong trào tân nhạc Việt nam, thí dụ bài "Dừng bước giang hồ" của nhạc sỹ Hoàng Trọng. Những bài nhạc xuân vui tươi cũng thường được viết theo nhịp điệu này.

Nhạc Pasodoble có nhịp 2/4, tiếng trống đệm có chuỗi âm thanh "chách bùm(1) chách bum(2)" rất dễ nhận ra tiếng phách. Đây là điệu dễ nghe nhất trong tất cả các điệu nhảy. Nhịp điệu của nhạc giống như nhạc diễn hành 1 2 - 1 2


Bạn tập nghe và gõ nhịp, đếm theo các video clip sau

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.



Tham khảo thêm nhạc phẩm Espana Cani
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard

Re: Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi misavn » Tháng mười 01, 2012, 6:55 pm

Xin chào tác giả - lời đầu tiên tôi xin gửi tới bạn lời cảm ơn chân trọng - tôi mới học khiêu vũ nên tôi cảm thấy những bài viết trên của bạn vô cùng hữu ich cho tôi - và tôi tin rằng rất, rất, và rất nhiều người đang tìm những bài viết của bạn - bởi lẽ trên mạng chưa có ai viết những vấn đề này một cách cụ thể như bạn -nếu có thì người ta viết nhac lý thuyết cho người học nhạc - nên nó không đúng với trình độ và yêu cầu của dân khiêu vũ nghiệp dư chúng tôi - tôi ở Hà nội - tôi hỏi các bậc đàn anh đàn chị - về cách nhận biết các dòng nhạc -KV (khiêu vũ )-thậm trí cả những bậc gọi là Thầy dạy KV - họ cũng trả lời -NGHE NHIỀU SẼ BIẾT- Chứ nói như bạn thì đúng là rất OK - Lần đầu tiên tôi đọc bài của bạn - tôi cảm thấy mình đã tìm thấy - THẦY và THUỐC chữa bệnh điếc âm nhạc trong khiêu vũ rồi -hi vong rằng sẽ được học được đoc nhiều bài bổ ích - như những bài viết của bạn - xin cam ơn
RANDOM_AVATAR
misavn
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
55%
 
Bài viết: 355
Ngày tham gia: Tháng chín 27, 2012, 5:51 pm
Đến từ thành phố: ha noi
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0

Re: Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười 09, 2012, 3:30 pm


Cách nghe nhạc Van (tiếng Anh là Waltz)

Nhạc Valse được sáng tác khá nhiều từ khi nền tân nhạc Việt nam phát triển, có những bài hát rất hay như bài Đêm Thu của Đặng Thế Phong, hay bài Hoài cảm của Cung Tiến. Nhạc Valse có nhịp 3/4, có nghĩa là mỗi khuôn nhạc có 3 phách 1, 2, 3. Khi nhạc được chơi ở tốc độ chậm thì gọi là Valse chậm, chơi nhanh thì gọi Valse nhanh, cách đệm đàn đệm trống thường là "bùm - chách chách" rất dễ nghe, dễ nhận biết. Bạn tập nghe và đếm nhạc theo video clip sau đây cho đến khi có cảm thụ được nhạc Valse thì ổn

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, thực phẩm chức năng

Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười 09, 2012, 3:41 pm


Nhạc Bolero và khiêu vũ Sài Gòn.

Rumba Sài Gòn gắn liền với nhạc Bolero.

Khiêu vũ Sài Gòn nhảy Rumba trên nền nhạc Bolero của Việt Nam. (nhớ là Bolero Việt chứ không phải Bolero của Nam Mỹ). Nhạc Bolero Việt thường chậm hơn nhạc Rumba, lời lẻ có tính cách kể chuyện, thường là chuyện buồn, diễn tả số phận con người, niềm cô đơn và những bất hạnh trong cuộc sống. Nhạc Bolero Việt viết theo nhịp 4/4, có những bài rất được ưa thích như bài Mưa nửa đêm của nhạc sĩ Trúc Phương, Giọt lệ đài trang của nhạc sĩ Châu Kỳ v.v..





Chính niềm đam mê thể loại nhạc Bolero này làm cho người ta thường đắm chìm trong tiếng nhạc và làm cho vũ điệu Rumba thêm lãng mạn hơn.

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, thực phẩm chức năng

Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười 09, 2012, 11:57 pm



Về cách nghe nhạc cho điệu Tango

Tango ngày xưa có nhịp 2/4 nhưng hiện nay đều theo nhịp 4/4. Xem thêm bài Các dòng nhạc Tango

Tango được chơi dịch phách, nghĩa là thay vì phách 1 đánh mạnh thì Tango đánh mạnh nhất vào thời điểm & trước phách 1. Sau đó các phách 1,2,3,4 được đánh như nhau.

& 1 2 3 4

Các bạn nghe tiếng trống đánh Tango theo clip sau. Clip này có 2 phần:

  • Phần đầu là tiếng khua trống với 2 dùi trống gõ nhanh đều vào mặt trống tạo một chuỗi âm thanh "tà...rà..". Phần video này là để bạn nghe và nhận biết tiếng khua trống, không phải phần đệm Tango
  • Phần sau từ 0:36 trở đi là tiếng trống đệm Tango, bạn sẽ nghe tiếng khua trống rất mạnh, sau đó là bốn tiếng trống đánh liên tiếp. Tiếng khua trống chính là &, 4 tiếng trống tiếp theo là cho các phách 1, 2, 3, 4.



Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời

Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười 10, 2012, 12:59 am



Về cách nghe nhạc cho điệu Cha Cha Cha

Cha Cha Cha có nhịp 4/4, các phách 1, 2, 3, 4 được đánh như sau.

1 2 3 4 & 1

Phách 1 mạnh nhất, phách 4 mạnh vừa vì có dịch phách, hai phách 2 và 3 là 2 phách nhẹ với 3 là nhẹ nhất. Hai phách mạnh 1&4 kết hợp nhau nghe như "cha-cha-cha"

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện, power saving, thực phẩm chức năng

Âm nhạc trong khiêu vũ

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười 12, 2012, 1:06 pm



Cách nghe nhạc điệu Rumba

Thật khá bất ngờ là khi tìm kiếm các video clip về trống nhằm giúp các bạn phân biệt nhịp phách của điệu Rumba thì không thấy có một clip nào thích hợp. Clip nước ngoài thì đa số là dạy đánh trống Rumba bằng Clave gõ theo kiểu nhạc Mỹ da đen, chỉ làm các bạn rối thêm lúc này (tôi sẽ đề cập tiếng gõ Clave sau khi có dịp nói về vũ điệu đếm 8 như Salsa), còn video trong nước thì đa số lẫn lộn Bolero và Rumba.

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện, power saving, thực phẩm chức năng

Trang kế tiếp

Quay về KHIÊU VŨ BALLROOM (Ballroom DANCING)

Points: 0

cron